Sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước phải đáp ứng tiêu chí về tính mở và tính bền vững nào?

Tôi có câu hỏi là sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước phải đáp ứng tiêu chí về tính mở và tính bền vững nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.P đến từ Đồng Nai.

Sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước phải đáp ứng tiêu chí về tính mở và tính bền vững nào?

Sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước phải đáp ứng tiêu chí về tính mở và tính bền vững nào, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2014/TT-BTTTT như sau:

Tiêu chí lựa chọn sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước
Sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước phải đáp ứng các tiêu chí như sau:
1. Tiêu chí về chức năng, tính năng kỹ thuật
a) Phần mềm có các chức năng, tính năng kỹ thuật phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hoặc các quy định, hướng dẫn tương ứng về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, tổ chức nhà nước;
b) Phần mềm đáp ứng được yêu cầu tương thích với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hiện có của cơ quan, tổ chức.
2. Tiêu chí về tính mở và tính bền vững của phần mềm
a) Phần mềm phải đảm bảo các quyền: Tự do sử dụng phần mềm không phải trả phí bản quyền, tự do phân phối lại phần mềm, tự do sửa đổi phần mềm theo nhu cầu sử dụng, tự do phân phối lại phần mềm đã chỉnh sửa (có thể thu phí hoặc miễn phí);
b) Phần mềm phải có bản mã nguồn, bản cài đặt được cung cấp miễn phí trên mạng (internet). Ưu tiên phần mềm có sẵn tài liệu hướng dẫn cài đặt, tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt;
c) Phần mềm có điểm ngưỡng thất bại PoF (Point of Failure) từ 50 điểm trở xuống và điểm mô hình độ chín nguồn mở OSMM (Open Source Maturity Model) từ 60 điểm trở lên.

Như vậy, theo quy định trên thì sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước phải đáp ứng tiêu chí về tính mở và tính bền vững sau:

- Phần mềm phải đảm bảo các quyền: Tự do sử dụng phần mềm không phải trả phí bản quyền, tự do phân phối lại phần mềm, tự do sửa đổi phần mềm theo nhu cầu sử dụng, tự do phân phối lại phần mềm đã chỉnh sửa (có thể thu phí hoặc miễn phí);

- Phần mềm phải có bản mã nguồn, bản cài đặt được cung cấp miễn phí trên mạng (internet). Ưu tiên phần mềm có sẵn tài liệu hướng dẫn cài đặt, tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt;

- Phần mềm có điểm ngưỡng thất bại PoF (Point of Failure) từ 50 điểm trở xuống và điểm mô hình độ chín nguồn mở OSMM (Open Source Maturity Model) từ 60 điểm trở lên.

sản phẩm phần mềm nguồn mở

Sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước phải đáp ứng tiêu chí về tính mở và tính bền vững nào? (Hình từ Internet)

Danh mục các sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước có cần phải đăng tải lên trên cổng thông tin điện tử không?

Danh mục các sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước có cần phải đăng tải lên trên cổng thông tin điện tử không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 20/2014/TT-BTTTT như sau:

Quy định về Danh mục
1. Danh mục các sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước (sau đây gọi tắt là Danh mục) được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này. Các sản phẩm phần mềm nguồn mở trong Danh mục đã đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Danh mục được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Danh mục sẽ được cập nhật, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phát triển.
4. Các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tổ chức hội đồng để đánh giá xác định sản phẩm chưa có trong Danh mục nhưng đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 3 Thông tư này để áp dụng trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương mình.

Như vậy, theo quy định trên thì danh mục các sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước được đăng tải lên trên cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn quy định về các sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước?

Cơ quan có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn quy định về các sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 20/2014/TT-BTTTT như sau:

Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Thông tư để cập nhật Danh mục sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước.
2. Các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến, quán triệt, đôn đốc và tổ chức thực hiện các nội dung của Thông tư này trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành hoặc địa phương mình; tổng hợp gửi báo cáo về tình hình mua sắm, sử dụng phần mềm nguồn mở trong cơ quan, tổ chức nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương mình về Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn quy định về các sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước.

Sản phẩm phần mềm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sản phẩm phần mềm là gì?
Pháp luật
Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?
Pháp luật
Phần mềm là gì? 05 loại sản phẩm phần mềm có phần mềm ứng dụng không? Sản phẩm phần mềm sản xuất tại Việt Nam được ưu đãi thế nào?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký ngành nghề gia công phần mềm có áp dụng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm thì viết chương trình phần mềm thuộc vào công đoạn nào?
Pháp luật
Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm gồm những công đoạn nào? Trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm là gì?
Pháp luật
Dịch vụ cho thuê phần mềm chịu thuế như thế nào? Có được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Thu nhập từ hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm sẽ áp dụng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước phải đáp ứng tiêu chí về tính mở và tính bền vững nào?
Pháp luật
Sản phẩm phần mềm là gì? Sản phẩm phần mềm sản xuất tại Việt Nam có được áp dụng mức ưu đãi về thuế không?
Pháp luật
Sản phẩm phần mềm có được hưởng ưu đãi thuế TNDN hay không? Nếu được thì hưởng trong vòng bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản phẩm phần mềm
1,221 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản phẩm phần mềm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm phần mềm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào