Sách giáo khoa môn Vật lý cho học sinh lớp 10 gồm những loại sách nào? Mục đích giảng dạy môn Vật lý cho học sinh lớp 10 là gì?
Sách giáo khoa môn Vật lý cho học sinh lớp 10 gồm những loại sách nào?
Theo danh mục sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phê duyệt kèm theo Quyết định 442/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Theo đó, sách giáo khoa môn Vật lý lớp 10 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt bao gồm:
- Vật lí 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
+ Tên tác giả: Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Bùi Gia Thịnh (Chủ biên), Phạm Kim Chung, Tô Giang, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Văn Thụ
+ Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam
- Chuyên đề học tập Vật lí 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
+ Tên tác giả: Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Quang Báu (Chủ biên), Phạm Kim Chung, Đặng Thanh Hải
+ Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam
- Vật lí 10 (Cánh Diều)
+ Tên tác giả: Nguyễn Văn Khánh (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Đức Ánh, Đào Tuấn Đạt, Cao Tiến Khoa, Đoàn Thị Hải Quỳnh, Trần Bá Trình, Trương Anh Tuấn
+ Nhà xuất bản: Đại học Sư phạm
- Chuyên đề học tập Vật lí 10 (Cánh Diều)
+ Tên tác giả: Nguyễn Văn Khánh (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Đức Ánh, Đoàn Thị Hải Quỳnh, Trần Bá Trình
+ Nhà xuất bản: Đại học Sư phạm
Sách giáo khoa môn Vật lý cho học sinh lớp 10 gồm những loại sách nào? (Hình từ Internet)
Mục đích giảng dạy môn Vật lý cho học sinh lớp 10 trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông là gì?
Theo Mục III Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về mục tiêu của chương trình như sau:
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.
2. Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí, với các biểu hiện sau:
a) Có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường;
b) Vận dụng được một số kĩ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí;
c) Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường;
d) Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng được nghề nghiệp và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
Theo đó, mục tiêu của việc giảng dạy môn Vật lý cho học sinh cấp trung học phổ thông nói chung và học sinh lớp 10 nói riêng như sau:
- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.
- Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí, với các biểu hiện sau:
+ Có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường;
+ Vận dụng được một số kĩ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí;
+ Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường;
+ Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng được nghề nghiệp và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
Môn vật lý có phải là môn học bắt buộc đối với học sinh cấp trung học phổ thông?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần IV Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) như sau:
Giai đoạn định hướng nghề nghiệp
2.1. Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
...
Theo đó, môn Vật lý là một trong những môn học lựa chọn và không phải là môn học bắt buộc.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn bao gồm: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?