Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm những sách nào?
- Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm những sách nào?
- Học sinh sẽ được trang bị những kiến thức gì khi được giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh?
- Học sinh mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự có được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh hay không?
Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm những sách nào?
Theo danh mục sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 912/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Theo đó, danh mục sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm có 02 cuốn như sau:
- Sách của nhóm tác giả: Nghiêm Viết Hải (Tổng Chủ biên), Đoàn Chí Kiên (Chủ biên), Ngô Gia Bắc, Hoàng Quốc Huy, Mai Đức Kiên, Hoàng Việt Long, Vũ Văn Ninh, Doãn Văn Nghĩa. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Sách của nhóm tác giả: Nguyễn Thiện Minh (Tổng Chủ biên), Lê Hoài Nam (Chủ biên), Nguyễn Đức Hạnh, Phí Văn Hạnh, Nguyễn Ngọc Huynh, Uông Thiện Hoàng, Hoàng Lê Nam, Vũ Thị Nga, Nguyễn Văn Tình, Phạm Hữu Tuấn, Nguyễn Thanh Sơn, Lương Hồng Sinh. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh (Hình từ Internet)
Học sinh sẽ được trang bị những kiến thức gì khi được giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh?
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí, mục tiêu môn học
1. GDQP&AN là nội dung cơ bản trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục của các cơ sở giáo dục.
2. Môn học GDQP&AN trang bị cho học sinh, sinh viên những hiểu biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Theo đó, khi được giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, học sinh sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Học sinh mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự có được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh hay không?
Theo điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định như sau:
Đối tượng được miễn, tạm hoãn học môn học GDQP&AN
1. Đối tượng được miễn học môn học GDQP&AN:
a) Học sinh, sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp;
b) Học sinh, sinh viên đã có chứng chỉ GDQP&AN tương ứng với trình độ đào tạo;
c) Học sinh, sinh viên là người nước ngoài.
2. Đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương trình GDQP&AN, gồm: học sinh, sinh viên có giấy xác nhận kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
3. Đối tượng được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự:
a) Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
b) Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành;
c) Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân.
4. Đối tượng được tạm hoãn học môn học GDQP&AN:
a) Học sinh, sinh viên vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị, phải có giấy xác nhận của bệnh viện nơi học sinh, sinh viên điều trị;
b) Học sinh, sinh viên là nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định hiện hành.
5. Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục xem xét tạm hoãn học môn học GDQP&AN cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều này. Hết thời gian tạm hoãn, các cơ sở giáo dục bố trí cho học sinh, sinh viên vào học các lớp phù hợp để hoàn thành chương trình.
Theo đó, khi học sinh mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành sẽ được miễn học các nội dung thực hành kỹ năng quân sự chứ không được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?