Rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi theo chương trình, dự án được thực hiện dưới những hình thức nào?
Rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi theo chương trình, dự án được thực hiện dưới những hình thức nào?
Căn cứ Điều 71 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hình thức rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
Các hình thức rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi bao gồm:
1. Rút vốn về ngân sách: Vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi được giải ngân về ngân sách nhà nước đối với khoản hỗ trợ ngân sách trực tiếp hoặc phương thức tài trợ dựa trên kết quả.
2. Rút vốn theo chương trình, dự án: Rút vốn theo chương trình, dự án áp dụng một hoặc một số các hình thức rút vốn sau đây: Thanh toán trực tiếp, thanh toán theo thư tín dụng, hoàn vốn, tài khoản tạm ứng.
Chiếu theo quy định này thì việc rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi theo chương trình, dự án được thực hiện dưới 02 hình thức sau:
- Rút vốn về ngân sách: Vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi được giải ngân về ngân sách nhà nước đối với khoản hỗ trợ ngân sách trực tiếp hoặc phương thức tài trợ dựa trên kết quả.
- Rút vốn theo chương trình, dự án: Rút vốn theo chương trình, dự án áp dụng một hoặc một số các hình thức rút vốn sau đây: Thanh toán trực tiếp, thanh toán theo thư tín dụng, hoàn vốn, tài khoản tạm ứng.
Rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi theo chương trình, dự án được thực hiện dưới những hình thức nào? (hình từ Internet)
Thời gian xử lý vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi được quy định ra sao?
Tại Điều 72 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về thời gian xử lý rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
Thời gian xử lý rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
1. Thời gian xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính là 04 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Thời gian xử lý đơn báo cáo chi tiêu là 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Trường hợp chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi kết thúc thực hiện đợt giải ngân cuối cùng vào năm kết thúc dự án, chủ dự án gửi Bộ Tài chính đơn rút vốn trước ngày 31 tháng 12 (năm kế hoạch) để đảm bảo thời gian giải ngân trước ngày 31 tháng 01 năm sau. Trường hợp bất khả kháng không giải ngân trước ngày 31 tháng 01 năm sau (bao gồm trường hợp đã kiểm soát chi và gửi đơn rút vốn trước ngày 31 tháng 01 năm sau nhưng nhà tài trợ chưa thông báo rút vốn), thực hiện theo quy định về kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm tại khoản 2 Điều 68 của Luật Đầu tư công.
Theo đó, thời gian xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính là 04 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Thời gian xử lý đơn báo cáo chi tiêu là 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi kết thúc thực hiện đợt giải ngân cuối cùng vào năm kết thúc dự án, chủ dự án gửi Bộ Tài chính đơn rút vốn trước ngày 31 tháng 12 (năm kế hoạch) để đảm bảo thời gian giải ngân trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
Trường hợp bất khả kháng không giải ngân trước ngày 31 tháng 01 năm sau (bao gồm trường hợp đã kiểm soát chi và gửi đơn rút vốn trước ngày 31 tháng 01 năm sau nhưng nhà tài trợ chưa thông báo rút vốn), thực hiện theo quy định về kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm tại khoản 2 Điều 68 Luật Đầu tư công 2019.
Trình tự, thủ tục rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi theo hình thức hỗ trợ ngân sách được thực hiện ra sao?
Tại Điều 73 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về về trình tự thủ tục rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện như sau:
- Cơ quan chủ quản, chủ dự án có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để thực hiện các cam kết của phía Việt Nam theo thỏa thuận với bên cho vay nước ngoài, đảm bảo thỏa mãn điều kiện tiên quyết về rút vốn nêu trong điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết;
- Đối với hình thức hỗ trợ ngân sách chung: Bộ Tài chính lập đơn rút vốn gửi bên cho vay nước ngoài và chuyển các khoản rút vốn về ngân sách nhà nước để sử dụng theo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết;
- Đối với hình thức hỗ trợ ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia:
+ Cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia sau khi thống nhất với cơ quan chủ quản dự án thành phần có trách nhiệm thống nhất với Bộ Tài chính về thời điểm rút vốn, số tiền rút vốn, đảm bảo khoản tiền giải ngân đã được đưa vào kế hoạch đầu tư công và dự toán hằng năm của Chương trình, các dự án thành phần;
+ Lập hồ sơ đề nghị đơn rút vốn gửi Bộ Tài chính theo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã ký;
+ Vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi giải ngân về ngân sách nhà nước được phân bổ cho các dự án thành phần để sử dụng theo đúng quy trình quản lý vốn ngân sách nhà nước hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?