Rút vốn, trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài trong những trường hợp nào?
Trường hợp nào được rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài
1. Các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:
a) Rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay;
b) Rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức thuê tài chính;
c) Rút vốn thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài;
d) Rút vốn các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua việc thanh toán bù trừ với các nghĩa vụ phải trả trực tiếp cho bên cho vay bao gồm: nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài, nghĩa vụ hoàn trả khoản nhận nợ theo quy định tại Thông tư này trực tiếp với bên cho vay;
đ) Rút vốn trong trường hợp số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư được chuyển thành vốn vay nước ngoài theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Theo như quy định trên thì sẽ có 5 trường hợp doanh nghiệp được rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là:
- Bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là cá nhân không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người cư trú là bên đi vay
- Rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức thuê tài chính
- Thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài
- Thanh toán theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài, nghĩa vụ hoàn trả khoản nhận nợ đối với các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn
- Số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư được chuyển thành vốn vay nước ngoài theo thỏa thuận giữa các bên.
Rút vốn, trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài trong những trường hợp nào?
Trường hợp nào được trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 34 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài
...
2. Các trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:
a) Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên cho vay;
b) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận chuyển đổi dư nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp trong bên đi vay;
c) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay;
d) Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ các khoản phải thu trực tiếp với bên cho vay;
đ) Trả nợ thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài (trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài).
Theo đó, doanh nghiệp được trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài trong 5 trường hợp nêu trên.
Mua ngoại tệ và chuyển tiền trả nợ nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 33 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Mua ngoại tệ và chuyển tiền trả nợ nước ngoài
1. Bên đi vay mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến trả nợ gốc, lãi và phí của khoản vay nước ngoài trên cơ sở xuất trình các chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu thanh toán ngoại tệ hợp pháp theo quy định của pháp luật và yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.
2. Tổ chức tín dụng được phép quy định về chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trên nguyên tắc xác minh nghĩa vụ nợ hợp pháp của bên đi vay thông qua thỏa thuận vay nước ngoài, chứng từ xác định việc rút vốn của khoản vay, văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp khoản vay phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước) và các hồ sơ khác (nếu có) theo yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.
Theo như quy định trên thì bên đi vay mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và phí của khoản vay nước ngoài. Bên đi vay phải xuất trình các văn bản, chứng từ chứng minh nhu cầu thanh toán ngoại tệ hợp pháp.
Nguyên tắc minh bạch dòng tiền được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 31 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc minh bạch dòng tiền
1. Đối với bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mọi giao dịch chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) liên quan đến khoản vay nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay trừ các trường hợp quy định tại Điều 34 Thông tư này.
2. Các lệnh chuyển tiền giữa người cư trú và người không cư trú liên quan đến việc thực hiện giao dịch rút vốn, trả nợ (gốc, lãi), trả phí của khoản vay nước ngoài phải được ghi rõ mục đích chuyển tiền để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở đối chiếu, kiểm tra, lưu giữ chứng từ và thực hiện giao dịch.
3. Bên đi vay có trách nhiệm ghi rõ và yêu cầu bên cho vay ghi rõ mục đích của giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài để làm cơ sở xác định nghĩa vụ nợ nước ngoài và chuyển tiền trả nợ khoản vay (gốc, lãi) khi đến hạn thanh toán.
Như vậy, nguyên tắc minh bạch dòng tiền được thực hiện theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?