Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại là rủi ro do đâu mà ra? Hạn mức rủi ro thanh khoản gồm các hạn mức nào?
Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại là rủi ro do đâu mà ra?
Căn cứ tại khoản 14 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN thì rủi ro thanh khoản là rủi ro do:
- Ngân hàng thương mại không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc
- Ngân hàng thương mại có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao hơn mức chi phí bình quân của thị trường theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại.
Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại là rủi ro do đâu mà ra? (Hình từ Internet)
Hạn mức rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại gồm các hạn mức nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 48 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Yêu cầu, chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản, hạn mức rủi ro thanh khoản
1. Quản lý rủi ro thanh khoản phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Duy trì đủ tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong trong điều kiện ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động bình thường và có diễn biến bất lợi về thanh khoản (bao gồm cả việc xác định tổn thất, chi phí khi tiếp cận thanh khoản trên thị trường);
b) Thực hiện quản lý thanh khoản theo quy định tại Điều 49 Thông tư này;
c) Xác định được chi phí đáp ứng nhu cầu thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong việc định giá vốn nội bộ, đánh giá kết quả kinh doanh đối với các hoạt động kinh doanh trọng yếu (bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng).
2. Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nguyên tắc để quản lý thanh khoản;
b) Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn huy động, thời hạn vốn huy động để tăng sự ổn định Nợ phải trả, hỗ trợ thanh khoản hàng ngày;
c) Nguyên tắc thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản.
3. Hạn mức rủi ro thanh khoản bao gồm:
a) Các hạn mức rủi ro bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn;
b) Các hạn mức khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì hạn mức rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại gồm các hạn mức sau:
- Các hạn mức rủi ro bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn;
- Các hạn mức khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại.
Báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại có các nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản
1. Định kỳ tối thiểu hằng quý hoặc đột xuất, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nhận định về chỉ số xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tình hình thanh khoản trên thị trường;
b) Cơ cấu của bảng cân đối tài sản; sản phẩm huy động vốn mới; đối tượng gửi tiền; kỳ hạn và lãi suất tiền gửi;
c) Các nguồn thanh khoản, chênh lệch về dòng tiền, kỳ hạn nguồn vốn, tình hình tuân thủ các hạn mức rủi ro thanh khoản;
d) Kết quả kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản (nếu có) trong kỳ báo cáo;
đ) Các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro thanh khoản với cấp nhận báo cáo;
e) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về quản lý rủi ro thanh khoản của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại có các nội dung sau:
- Nhận định về chỉ số xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tình hình thanh khoản trên thị trường;
- Cơ cấu của bảng cân đối tài sản; sản phẩm huy động vốn mới; đối tượng gửi tiền; kỳ hạn và lãi suất tiền gửi;
- Các nguồn thanh khoản, chênh lệch về dòng tiền, kỳ hạn nguồn vốn, tình hình tuân thủ các hạn mức rủi ro thanh khoản;
- Kết quả kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản (nếu có) trong kỳ báo cáo;
- Các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro thanh khoản với cấp nhận báo cáo;
- Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về quản lý rủi ro thanh khoản của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thưởng Tết bằng vàng có được không? Nhân viên có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
- Tổ chức Lễ dâng hương dâng hoa trong Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
- Cách viết đơn xin vào Đảng năm 2025 chuẩn nhất? Mẫu đơn xin vào đảng viết tay mẫu 1-KNĐ mới nhất năm 2025?
- Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia trong hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?
- Đơn khởi kiện tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư là mẫu nào? Cách viết đơn khởi kiện?