Răng khôn mọc lệch đã có biến chứng được điều trị như thế nào? Khi điều trị răng khôn mọc lệch có thể xảy ra những biến chứng gì?
Chẩn đoán cận lâm sàng răng khôn mọc lệch thực hiện như thế nào? Răng khôn mọc lệch nguyên nhân do đâu?
Căn cứ theo tiểu mục II, tiết 2 tiểu mục III Mục 1 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về răng khôn mọc lệch như sau:
RĂNG KHÔN MỌC LỆCH
I. ĐỊNH NGHĨA
Là tình trạng mọc bất thường về trục, hướng và vị trí của răng khôn, làm cho răng không có chức năng ăn nhai và có thể gây biến chứng.
II. NGUYÊN NHÂN
- Thiếu khoảng trên xương hàm do sự bất tương xứng về kích thước giữa răng và xương hàm.
- Có yếu tố cản trở răng mọc ở vị trí đúng: lợi xơ, u xương hàm….
III. CHẨN ĐOÁN
...
2. Cận lâm sàng
Phim X quang: phim sau huyệt ổ răng, Panorama, hàm dưới chếch, Conebeam CT…
- Có hình ảnh răng mọc lệch trục, hướng và vị trí.
- Có thể có hình ảnh tổn thương mất mô cứng mặt xa răng hàm lớn thứ hai.
c. Chẩn đoán phân biệt
Răng khôn mọc lệch luôn có các biểu hiện trên lâm sàng và X quang rõ rệt, vì vậy không cần chẩn đoán phân biệt.
...
Răng khôn mọc lệch là một trong những bệnh thuộc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt theo Danh mục Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015.
Răng khôn mọc lệch là tình trạng mọc bất thường về trục, hướng và vị trí của răng khôn, làm cho răng không có chức năng ăn nhai và có thể gây biến chứng.
Răng khôn mọc lệch là do thiếu khoảng trên xương hàm do sự bất tương xứng về kích thước giữa răng và xương hàm hay có yếu tố cản trở răng mọc ở vị trí đúng: lợi xơ, u xương hàm.
Chẩn đoán cận lâm sàng răng khôn mọc lệch như sau:
- Phim X quang: phim sau huyệt ổ răng, Panorama, hàm dưới chếch, Conebeam CT…
+ Có hình ảnh răng mọc lệch trục, hướng và vị trí.
+ Có thể có hình ảnh tổn thương mất mô cứng mặt xa răng hàm lớn thứ hai.
Răng khôn mọc lệch (Hình từ Internet)
Răng khôn mọc lệch đã có biến chứng được điều trị như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2 tiểu mục IV Mục 1 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về răng khôn mọc lệch như sau:
RĂNG KHÔN MỌC LỆCH
...
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
- Khi đã xác định được răng khôn hàm dưới mọc lệch thì nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt để không làm mất xương phía xa răng hàm lớn thứ hai.
- Lấy được răng khôn ra khỏi huyệt ổ răng mà không làm tổn thương răng kế cận. Trường hợp cần thiết, phải cắt thân răng hoặc phối hợp với chia tách chân răng.
- Trong một số trường hợp phải tạo vạt niêm mạc và mở xương để lấy răng.
2. Điều trị cụ thể
...
b. Răng khôn lệch đã có biến chứng
- Điều trị biến chứng viêm quanh thân răng cấp hoặc nhiễm trùng khác:
+ Kháng sinh toàn thân.
+ Bơm rửa túi quanh răng và chăm sóc tại chỗ khác….
- Sau khi hết giai đoạn nhiễm trùng cấp tính thì điều trị nhổ răng khôn lệch theo các bước đã trình bày ở mục 4.2.1.
Như vậy, khi điều trị răng khôn mọc lệch đã có biến chứng cần đảm bảo các nguyên tắc cụ thể sau:
- Khi đã xác định được răng khôn hàm dưới mọc lệch thì nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt để không làm mất xương phía xa răng hàm lớn thứ hai.
- Lấy được răng khôn ra khỏi huyệt ổ răng mà không làm tổn thương răng kế cận. Trường hợp cần thiết, phải cắt thân răng hoặc phối hợp với chia tách chân răng.
- Trong một số trường hợp phải tạo vạt niêm mạc và mở xương để lấy răng.
Điều trị cụ thể răng khôn lệch đã có biến chứng như sau:
- Điều trị biến chứng viêm quanh thân răng cấp hoặc nhiễm trùng khác:
+ Kháng sinh toàn thân.
+ Bơm rửa túi quanh răng và chăm sóc tại chỗ khác….
- Sau khi hết giai đoạn nhiễm trùng cấp tính thì điều trị nhổ răng khôn lệch theo các bước đã trình bày ở mục 4.2.1.
Khi điều trị răng khôn mọc lệch có thể xảy ra những biến chứng gì?
Căn cứ theo tiết 2 tiểu mục V Mục 1 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về răng khôn mọc lệch như sau:
RĂNG KHÔN MỌC LỆCH
...
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
- Trường hợp chưa có biến chứng: nếu nhổ sớm thì có thể bảo vệ tốt được răng hàm lớn thứ hai tránh khỏi mất xương ở phía xa chân răng, sâu cổ răng….
- Trường hợp đã có biến chứng: nếu điều trị đúng quy trình thì có thể tránh được các biến chứng.
2. Biến chứng
- Viêm quanh thân răng cấp.
- Tổn thương răng hàm lớn thứ hai.
- Áp xe vùng má, áp xe vùng cơ cắn, áp xe vùng dưới hàm, áp xe quanh hàm ngoài….
- Viêm tấy tỏa lan vùng hàm mặt.
- Nhiễm trùng huyết.
VI. PHÒNG BỆNH
- Khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Theo quy định trên, biến chứng khi điều trị răng khôn mọc lệch có thể xảy ra gồm:
- Viêm quanh thân răng cấp.
- Tổn thương răng hàm lớn thứ hai.
- Áp xe vùng má, áp xe vùng cơ cắn, áp xe vùng dưới hàm, áp xe quanh hàm ngoài….
- Viêm tấy tỏa lan vùng hàm mặt.
- Nhiễm trùng huyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất mới nhất? Tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất được thực hiện như thế nào?
- Các concept tổ chức Year End Party độc đáo và ấn tượng? Lưu ý để tổ chức Year End Party thành công? Thời gian nghỉ tết có được hưởng lương?
- Mẫu kế hoạch kiểm tra tài chính tài sản công đoàn mới nhất? Tải về mẫu kế hoạch kiểm tra ở đâu?
- Bộ số lịch 2025 đầy đủ, chi tiết? Download bộ số lịch 2025 ở đâu? Tết Ất Tỵ 2025 ngày bao nhiêu?
- Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức trong hoạt động phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?