Rằm Trung thu là gì? Lái xe đi xem múa lân ngày Rằm Trung thu phải lưu ý điều gì về an toàn giao thông?

Rằm Trung thu là gì? Lái xe đi xem múa lân ngày Rằm Trung thu phải lưu ý điều gì? Xảy ra tai nạn giao thông khi đi xem múa lân ngày Rằm Trung thu thì phải làm gì? Tết Trung thu người lao động có xin nghỉ làm được hay không?

Rằm Trung thu là gì? Lái xe đi xem múa lân ngày Rằm Trung thu phải lưu ý điều gì?

Rằm Trung thu hằng năm là ngày gia đình tụ họp, sum vầy dưới những chiếc bánh trung thu và những tách trà, trẻ em được vui chơi, rước đèn ông sao dưới ánh trăng rằm, tại một số nơi sẽ tổ chức lễ hội, múa lân. Đây là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và lâu đời của người Việt Nam.

Sỡ dĩ gọi là Rằm Trung thu vì Tết Trung thu sẽ rơi vào ngày Rằm tháng 8 (tức ngày 15 tháng 8 Âm lịch, theo lịch dương năm 2024, Tết Trung thu sẽ rơi vào thứ Ba ngày 17/9/2024), tại một số nơi, Tết trung thu còn được gọi là Tết Thiếu nhi hay Tết Trông trăng.

*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Lái xe đi xem múa lân vào ngày Rằm Trung thu phải lưu ý điều gì?

Theo Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe máy đi xem múa lân cần lưu ý một số quy định cơ bản sau đây:

- Chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 14 tuổi thì được chở tối đa hai người.

- Người điều khiển xe máy và người ngồi sau phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách và không được thực hiện các hành vi sau đây:

+ Đi xe dàn hàng ngang;

+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngoài ra, người điều khiển xe máy cần lưu ý tránh vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Rằm trung thu là gì? Lái xe đi xem múa lân ngày Rằm trung thu phải lưu ý điều gì về an toàn giao thông?

Rằm trung thu là gì? Lái xe đi xem múa lân ngày Rằm trung thu phải lưu ý điều gì về an toàn giao thông? (Hình từ Internet)

Xảy ra tai nạn giao thông khi đi xem múa lân ngày Rằm Trung thu thì phải làm gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008, trường hợp xảy ra tai nạn giao thông khi đi xem múa lân vào ngày Rằm Trung thu thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm như sau:

(1) Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm:

- Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

(2) Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm:

- Bảo vệ hiện trường;

- Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

- Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

- Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

(3) Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

(4) Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

(5) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn;

Trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.

Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.

(6) Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Tết Trung thu người lao động có xin nghỉ làm được hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì Tết trung thu không phải là ngày nghỉ lễ tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Tuy nhiên, người lao động muốn xin nghỉ làm vào dịp Tết trung thu thì có thể xin nghỉ hưởng lương hoặc không hưởng lương theo quy định tại Điều 113 và Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể chọn 1 trong các phương án xin nghỉ làm vào ngày Tết trung thu như sau:

(1) Làm đơn xin nghỉ phép trừ vào ngày phép năm (Điều 113 Bộ luật Lao động 2019);

(2) Xin nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng lương và phải thông báo với người sử dụng lao động nếu thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019;

(3) Nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động nếu thuộc trường hợp tại khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019;

(4) Trường hợp không thuộc các trường hợp được nghỉ hưởng lương, không hưởng lương theo quy định nêu trên thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).

Tết Trung thu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lời chúc Tết Trung thu cho nhân viên công ty 2024? Lời chúc Trung thu cho nhân viên công ty 2024 ý nghĩa?
Pháp luật
Những câu hỏi về Trung thu có đáp án 2024? Câu đố về Trung thu cho trẻ mầm non để tổ chức Tết trung thu năm học 2024 2025?
Pháp luật
Mẫu bài phát biểu Tết Trung thu 2024? Bài phát biểu khai mạc Trung thu 2024 các cấp hay và ý nghĩa nhất?
Pháp luật
Kịch bản chương trình Trung thu 2024? Kịch bản chương trình trung thu cho công ty hấp dẫn, ý nghĩa thế nào?
Pháp luật
Kịch bản Trung thu Chị Hằng Chú Cuội 2024? Lời dẫn chương trình Trung thu Chú Cuội Chị Hằng 2024 ý nghĩa?
Pháp luật
Mâm ngũ quả rằm trung thu 2024 tại nhà ý nghĩa? Mâm ngũ quả Trung thu gồm những gì? Rằm Trung thu 2024 vào ngày nào?
Pháp luật
Rằm Trung thu là gì? Lái xe đi xem múa lân ngày Rằm Trung thu phải lưu ý điều gì về an toàn giao thông?
Pháp luật
Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em phải đảm bảo điều gì? Đọc thư chúc Tết Trung thu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ở đâu?
Pháp luật
Tết Trông trăng là gì? Tết Trông trăng ngày bao nhiêu? Đảm bảo cho trẻ em trên mọi miền đất nước cùng vui đón Tết Trông trăng?
Pháp luật
Tết Trông trăng có phải là Tết Trung thu? Tết Trông trăng ngày bao nhiêu âm lịch? Tết Trông trăng có bắn pháo hoa không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tết Trung thu
76 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào