Rằm tháng 7 người dân không được đốt vàng mã ở đâu theo quy định của pháp luật? Có được cúng Rằm tháng 7 và tham gia Lễ Vu Lan hay không?
Rằm tháng 7 người dân không được đốt vàng mã ở đâu?
Rằm tháng 7 hằng năm là Lễ Vu Lan báo hiếu, đây là lễ lớn trong Phật giáo và được đông đảo người dân đón nhận.
Vào ngày này, người dân thường sẽ đi đến các đình, chùa để cầu an, thắp hương lễ Phật và đốt tiền vàng, phóng sinh để làm phước.
Theo đó, tín ngưỡng này được Nhà nước tôn trọng và bảo hộ. Song cần phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật (Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016).
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về những địa điểm mà người dân được đốt vàng mã.
Vì vậy, khi đốt vàng mã thì người dân cần tìm hiểu kỹ quy định của từng địa phương, địa điểm thực hiện đốt vàng mã để xem có hướng dẫn hay không.
Bên cạnh đó, khi đốt vàng mã vào Rằm tháng 7, người dân cần nắm rõ quy định dưới đây để tránh bị xử phạt. Cụ thể tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
...
Theo đó, nếu người dân đốt vàng mã vào rằm tháng 7 không đúng nơi quy định thì có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Rằm tháng 7 người dân không được đốt vàng mã ở đâu theo quy định của pháp luật? Có được cúng Rằm tháng 7 và tham gia Lễ Vu Lan hay không? (Hình từ Internet)
Có được cúng Rằm tháng 7 và tham gia Lễ Vu Lan hay không?
Căn cứ Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, theo các quy định trên thì mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
Do đó, người dân được tự do cúng bái và tham gia Lễ Vu Lan, tuy nhiên cần phải tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Rằm tháng 7 nghỉ làm có lương hay không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, theo quy định thì ngày Rằm tháng 7 âm lịch không thuộc trường hợp người lao động được nghỉ hưởng lương.
Tuy nhiên, vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch, người lao động muốn nghỉ hưởng lương thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương (nghỉ trừ vào phép năm) hoặc không hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định nào?
- Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc được triệu tập bao lâu một lần? Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc hợp lệ khi nào?
- Dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng khi dừng thực hiện vĩnh viễn không?
- Tên giao dịch quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là gì? Cơ quan giúp việc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là cơ quan nào?
- Bảng tổng hợp giá trị quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình? Tải mẫu ở đâu? Trình tự quy đổi thế nào?