Rằm lớn là tháng mấy? 03 hoạt ý nghĩa Rằm tháng Giêng? Cúng Rằm tháng Giêng có phải là mê tín dị đoan không?

Rằm lớn là tháng mấy? 03 hoạt ý nghĩa Rằm tháng Giêng thường có? Cúng Rằm tháng Giêng có phải là mê tín dị đoan không? Vàng mã dùng để cúng rằm tháng Giêng có phải là đối tượng chịu thuế TTĐB hay không?

Rằm lớn là tháng mấy? 03 hoạt ý nghĩa Rằm tháng Giêng thường có? Cúng Rằm tháng Giêng có phải là mê tín dị đoan không?

Rằm lớn là tháng mấy?

Trong năm, có hai ngày rằm được xem là quan trọng nhất, thường được gọi là “rằm lớn”:

- Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) – Tết Nguyên Tiêu. Rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên của năm mới, mang ý nghĩa cầu mong một năm bình an, may mắn.

Câu nói dân gian: “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” thể hiện tầm quan trọng của ngày này.

Lưu ý: Rằm tháng Giêng 2025 (15/1/2025 âm lịch) là Thứ tư, Ngày 12/2/2025 dương lịch.

Rằm tháng Bảy (15/7 âm lịch) – Lễ Vu Lan & Xá tội vong nhân. Đây là dịp để báo hiếu cha mẹ và tổ tiên (Lễ Vu Lan trong Phật giáo). Cũng là ngày xá tội vong nhân, nhiều gia đình cúng thí thực cho những linh hồn lang thang.

Ngoài hai rằm lớn này, các ngày rằm khác như Rằm tháng Tư (Phật Đản) hay Rằm tháng Mười (Tết Hạ Nguyên) cũng có ý nghĩa riêng, nhưng không quan trọng bằng.

03 hoạt ý nghĩa Rằm tháng Giêng thường có bao gồm:

1. Cúng rằm tại nhà

- Gia đình chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn để cúng gia tiên, thần linh.

- Một số lễ vật phổ biến: bánh chưng, chè xôi, hoa quả, rượu, trà...

2. Đi chùa cầu an

- Nhiều người đi chùa để dâng hương, làm công đức, xin quẻ đầu năm.

- Các chùa lớn thường tổ chức lễ cầu an và phát lộc cho phật tử.

3. Lễ hội Tết Nguyên Tiêu

- Một số nơi tổ chức thả đèn hoa đăng, múa lân, rước đèn...

Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng 2025

1. Mâm cỗ chay (phổ biến ở gia đình theo Phật giáo)

- Bánh chưng, bánh tét

- Xôi gấc (tượng trưng cho sự may mắn)

- Chè trôi nước (biểu tượng cho sự tròn đầy, hạnh phúc)

- Canh rau củ, nem chay, đậu hũ…

2. Mâm cỗ mặn

Gà luộc, giò chả

Xôi, bánh chưng

Canh măng, nem rán

Rượu, trái cây…

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Rằm lớn là tháng mấy? 03 hoạt ý nghĩa Rằm tháng Giêng? Cúng Rằm tháng Giêng có phải là mê tín dị đoan không?

Rằm lớn là tháng mấy? 03 hoạt ý nghĩa Rằm tháng Giêng? Cúng Rằm tháng Giêng có phải là mê tín dị đoan không? (hình từ internet)

Cúng Rằm tháng Giêng có phải là mê tín dị đoan không?

Căn cứ tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì:

- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
...
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.

Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
...
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;

Như vậy, cúng rằm tháng Giêng 2025 là một hoạt động tín ngưỡng thờ cúng dân gian để cầu mong sự bình an về tinh thần, may mắn trong năm mới nên không gọi là mê tín dị đoan.

Tuy nhiên, nếu hoạt động cúng rằm tháng Giêng với mục đích trục lợi, lợi dụng lòng tin của người dân, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức thì đó là hoạt động mê tín dị đoan.

Vàng mã dùng để cúng rằm tháng Giêng có phải là đối tượng chịu thuế TTĐB không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:

Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
e) Tàu bay, du thuyền;
g) Xăng các loại;
h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
i) Bài lá;
k) Vàng mã, hàng mã.
2. Dịch vụ:
a) Kinh doanh vũ trường;
b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
...

Theo quy định trên, hàng hoá vàng mã, hàng mã thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đốt vàng mã cúng rằm tháng Giêng không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
...

Như vậy, hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.

Lưu ý:

Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân nếu có cùng một hành vi vi phạm hành chính (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
1 lượt xem
Thuế tiêu thụ đặc biệt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Rằm tháng Giêng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giờ cúng Rằm tháng Giêng 2025 đẹp? Cúng Rằm tháng Giêng 2025 cần lưu ý điều gì? Rằm tháng Giêng vào thứ mấy?
Pháp luật
Cúng Thần Tài rằm tháng Giêng gồm những gì 2025? Rằm tháng Giêng cúng gì cho Ông Địa Thần Tài? Bài cúng Rằm tháng Giêng bàn Thần Tài?
Pháp luật
Năm 2148 sẽ có nhuận 2 tháng Giêng? Nhuận tháng Giêng là gì? Còn bao nhiêu năm nữa đến năm 2148?
Pháp luật
Lễ cúng rằm tháng giêng 2025 gồm những gì? Mâm cúng rằm tháng giêng 2025 thu hút tài lộc cho gia chủ?
Pháp luật
Rằm lớn là tháng mấy? 03 hoạt ý nghĩa Rằm tháng Giêng? Cúng Rằm tháng Giêng có phải là mê tín dị đoan không?
Pháp luật
Có nên cúng rằm tháng giêng trước không? Rằm tháng giêng rơi vào thứ mấy? Ngày rằm tháng giêng có phải lễ lớn?
Pháp luật
Tết nguyên tiêu tổ chức vào ngày nào? Món ăn Tết Nguyên Tiêu? Tết Nguyên Tiêu có được nghỉ làm không?
Pháp luật
15 tháng Giêng là ngày gì? 15 tháng Giêng là thứ mấy, ngày mấy? Rằm tháng Giêng có phải là ngày lễ lớn trong năm?
Pháp luật
Tết nguyên tiêu 15 1 âl còn gọi là tết gì? Mâm cúng Tết nguyên tiêu có gì? Tết nguyên tiêu có phải là lễ lớn không?
Pháp luật
Rằm tháng Giêng cúng trái cây gì? Loại trái cây nào không nên cúng? Rằm tháng Giêng có được nghỉ làm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế tiêu thụ đặc biệt Rằm tháng Giêng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế tiêu thụ đặc biệt Xem toàn bộ văn bản về Rằm tháng Giêng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào