Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thế nào?
Tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) có quy định như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
…
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;”
Do đó, nếu thực hiện hai hành vi khác nhau vào hai thời điểm khác nhau thì theo quy định trên sẽ bị xử phạt riêng từng hành vi vi phạm.
Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thế nào? (Hình từ Internet)
Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người vi phạm thực hiện nhiều hành vi vi phạm như thế nào?
Về quy định ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
"Điều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác."
Theo đó trường hợp anh đề cập chị B bị xử lý 2 hành vi trong cùng một lần thì cơ quan có thẩm quyền chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
Với nội dung của quyết định xử phạt được quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được bổ sung bởi điểm đ khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
- Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
- Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);
- Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
- Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức vi phạm;
- Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
- Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
- Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;
- Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
Mức phạt tiền vi phạm hành chính đối đa cho lỗi về bạo lực gia đình là bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định mức phạt tối đa như sau:
“Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
..."
Theo đó đối với mỗi hành vi bạo lực gia đình bị xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ có mức phạt tối đa là 30 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?