Quyết toán hợp đồng xây dựng là gì? Hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng do ai lập và nội dung của hồ sơ gồm những tài liệu gì?
Quyết toán hợp đồng xây dựng là gì?
Quyết toán hợp đồng xây dựng được giải thích theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 37/2015/NĐ-CP là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Quyết toán hợp đồng xây dựng là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng do ai lập và nội dung của hồ sơ bao gồ những tài liệu gì?
Hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng do ai lập và nội dung của hồ sơ bao gồ những tài liệu gì thì theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định cụ thể:
Hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng.
Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.
- Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
- Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng.
- Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng được pháp luật quy định như thế nào?
Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng được pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP quy định cụ thể:
Quyết toán hợp đồng xây dựng
...
3. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 147 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 64 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
Theo đó, thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 147 Luật Xây dựng 2014, điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 cụ thể:
Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận.
Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có).
Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm nào?
Hiệu lực pháp lý của hợp đồng xây dựng theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP
Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này;
c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
3. Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng:
a) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;
b) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
Theo đó, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc Tết Dương lịch dành cho bố mẹ ý nghĩa, cảm động? Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào ngày Tết Dương lịch được tính thế nào?
- Mẫu Giấy đề nghị đăng ký chứng chỉ quỹ đóng mới nhất? Tải mẫu? Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký chứng chỉ quỹ đóng?
- Khen thưởng đột xuất theo Nghị định 73 được bao nhiêu tiền? Đối tượng nào được khen thưởng đột xuất theo Nghị định 73?
- Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh thế nào? Tải về mẫu biên bản họp?
- Kinh phí chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hay kinh phí hoạt động?