Quyết nghị của hội đồng trường mầm non công lập được thông qua và có hiệu lực khi nào? Nhiệm kỳ của hội đồng trường mầm non công lập?
Quyết nghị của hội đồng trường mầm non công lập được thông qua và có hiệu lực khi nào?
Hoạt động của hội đồng trường mầm non công lập được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường công lập
...
d) Hoạt động của hội đồng trường
Hội đồng trường họp ít nhất 03 lần một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởng hoặc ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịch hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Hội đồng trường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản.
Phiên họp hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ 3/4 (ba phần tư) số thành viên của hội đồng trở lên (trong đó có chủ tịch hội đồng). Quyết nghị của hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên có mặt nhất trí. Các nghị quyết của hội đồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường.
...
Như vậy, quyết nghị của hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên có mặt nhất trí. Các nghị quyết của hội đồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường.
Theo đó, hội đồng trường mầm non công lập họp ít nhất 03 lần một năm và hội đồng trường mầm non có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản.
Quyết nghị của hội đồng trường mầm non công lập được thông qua và có hiệu lực khi nào? Nhiệm kỳ của hội đồng trường mầm non công lập? (hình từ internet)
Nhiệm kỳ của hội đồng trường mầm non công lập là bao nhiêu năm?
Thành phần và thủ tục thành lập hội đồng trường mầm non công lập được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường công lập
a) Hội đồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.
b) Thành phần và thủ tục thành lập hội đồng trường
Thành phần Hội đồng trường gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và đại diện ban đại diện cha mẹ trẻ em. Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ và ít nhất là 07 người, nhiều nhất là 13 người.
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của hội đồng trường, hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.
Trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.
...
Như vậy, nhiệm kỳ của hội đồng trường mầm non công lập là 05 năm.
Lưu ý: Trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.
Giáo viên trường mầm non công lập có các nhiệm vụ nào?
Nhiệm vụ của giáo viên trường mầm non công lập được quy định tại Điều 27 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
- Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.
- Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
Xem thêm: Chính sách đối với giáo viên mầm non theo chế độ hợp đồng tại trường công lập
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại mới nhất? Thủ tục cấp Giấy phép lần đầu?
- Tinh gọn bộ máy nhà nước: Cán bộ nào được quan tâm bố trí sử dụng? 05 yêu cầu khi xây dựng Đề án sắp xếp tinh gọn bộ máy?
- Hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia là gì? Các bước thực hiện đảm bảo an toàn của việc truy cập hệ thống?
- Tranh chấp lao động cá nhân bao gồm những tranh chấp nào? Tranh chấp lao động cá nhân nào không phải giải quyết thông qua thủ tục hòa giải?
- CBCCVC hưởng chế độ tinh giản biên chế trước 1 1 2025 thì không áp dụng Nghị định 178 và Nghị định 177 trong trường hợp nào?