Quyết định kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan bao gồm những nội dung nào?
- Quyết định kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan bao gồm những nội dung nào?
- Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra có thể được thực hiện sau khi tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm hay không?
- Quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm có cần thông báo trước với Thủ trưởng đơn vị nơi tiến hành kiểm tra hay không?
Quyết định kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4273/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về quyết định kiểm tra và phê duyệt kế hoạch kiểm tra như sau:
Quyết định kiểm tra và phê duyệt kế hoạch kiểm tra
1. Tổng cục trưởng; Phó Tổng cục trưởng được giao phụ trách công tác thanh tra, kiểm tra ký ban hành quyết định kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý, đồng thời phê duyệt kế hoạch kiểm tra hoặc ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục (Cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương) ký quyết định kiểm tra, đồng thời phê duyệt kế hoạch kiểm tra để tổ chức thực hiện.
2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ký ban hành quyết định kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý, đồng thời phê duyệt kế hoạch kiểm tra.
3. Nội dung quyết định kiểm tra gồm:
a) Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra.
b) Đối tượng kiểm tra, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra.
c) Thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra.
d) Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra.
4. Đối với những trường hợp cấp thiết phải tiến hành kiểm tra ngay thì việc xây dựng kế hoạch kiểm tra có thể thực hiện sau, nhưng tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành kiểm tra.
...
Như vậy, quyết định kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan bao gồm những nội dung sau:
(1) Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra.
(2) Đối tượng kiểm tra, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra.
(3) Thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra.
(4) Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra.
Quyết định kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra có thể được thực hiện sau khi tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4273/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về quyết định kiểm tra và phê duyệt kế hoạch kiểm tra như sau:
Quyết định kiểm tra và phê duyệt kế hoạch kiểm tra
1. Tổng cục trưởng; Phó Tổng cục trưởng được giao phụ trách công tác thanh tra, kiểm tra ký ban hành quyết định kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý, đồng thời phê duyệt kế hoạch kiểm tra hoặc ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục (Cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương) ký quyết định kiểm tra, đồng thời phê duyệt kế hoạch kiểm tra để tổ chức thực hiện.
2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ký ban hành quyết định kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý, đồng thời phê duyệt kế hoạch kiểm tra.
3. Nội dung quyết định kiểm tra gồm:
a) Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra.
b) Đối tượng kiểm tra, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra.
c) Thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra.
d) Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra.
4. Đối với những trường hợp cấp thiết phải tiến hành kiểm tra ngay thì việc xây dựng kế hoạch kiểm tra có thể thực hiện sau, nhưng tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành kiểm tra.
5. Trường hợp kế hoạch kiểm tra của Tổng cục Hải quan chồng chéo (về phạm vi, đối tượng, thời gian và nội dung kiểm tra) với kế hoạch kiểm tra của Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì Tổng cục Hải quan tiến hành kiểm tra. Đồng thời Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm bàn giao lại toàn bộ thông tin, hồ sơ có liên quan đến kế hoạch kiểm tra cho Tổng cục Hải quan (Đoàn kiểm tra) để triển khai, thực hiện.
Như vậy, trong những trường hợp cấp thiết phải tiến hành kiểm tra ngay thì việc xây dựng kế hoạch kiểm tra có thể thực hiện sau, nhưng tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành kiểm tra.
Quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm có cần thông báo trước với Thủ trưởng đơn vị nơi tiến hành kiểm tra hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4273/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về phương thức thực hiện như sau:
Phương thức thực hiện
1. Đoàn kiểm tra thông báo quyết định kiểm tra, kèm giấy chứng minh hải quan để yêu cầu công chức Hải quan có mặt và liên quan thực hiện ngay các nội dung yêu cầu. Quyết định kiểm tra có thể được thông báo trước hoặc sau khi kiểm tra với Thủ trưởng đơn vị nơi tiến hành kiểm tra.
2. Sau khi kiểm tra, đã phát hiện và ngăn chặn được hành vi vi phạm, Đoàn kiểm tra yêu cầu tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý và báo cáo theo đúng quy định. Kết quả xử lý phải được gửi thông báo cho Trưởng đoàn kiểm tra.
Như vậy, theo quy định thì quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm có thể được thông báo trước hoặc sau khi kiểm tra với Thủ trưởng đơn vị nơi tiến hành kiểm tra.
Do đó, quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm không bắt buộc phải thông báo trước với Thủ trưởng đơn vị nơi tiến hành kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong quản lý thuế, Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định của pháp luật về thuế?
- Hóa đơn điện tử được lập mà số hóa đơn có sai sót thì người bán có được hủy hoặc thay thế không?
- Hiến tạng có yêu cầu đủ bao nhiêu tuổi không? Hiến tạng có cần sự đồng ý của gia đình hay không?
- Ai có thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý?
- Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến của cán bộ tiền khởi nghĩa được xác định như thế nào?