Quyết định của Chủ tịch nước được ban hành căn cứ vào đâu? Việc xây dựng ban hành quyết định của Chủ tịch nước được quy định như thế nào?
Quyết định của Chủ tịch nước được ban hành căn cứ vào đâu?
Quyết định của Chủ tịch nước được ban hành căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 như sau:
Căn cứ ban hành văn bản
1. Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản, có hiệu lực pháp lý cao hơn; đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành, tuy chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành.
2. Luật được ban hành căn cứ vào Hiến pháp.
Nghị quyết của Quốc hội được ban hành căn cứ vào Hiến pháp, luật (nếu có).
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch được ban hành căn cứ vào Hiến pháp; luật, nghị quyết của Quốc hội (nếu có).
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành căn cứ vào Hiến pháp; luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nếu có).
5. Trường hợp văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn có điều, khoản giao quy định chi tiết thì phải nêu cụ thể điều, khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản quy định chi tiết.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều điều, khoản hoặc vừa quy định chi tiết các điều, khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các điều, khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản, nhưng phải được nêu đầy đủ trong phần quy định về phạm vi điều chỉnh của văn bản.
Như vậy, theo quy định trên thì quyết định của Chủ tịch nước được ban hành căn cứ vào Hiến pháp; luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nếu có).
Quyết định của Chủ tịch nước được ban hành căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet)
Phần mở đầu quyết định của Chủ tịch nước gồm có những gì?
Phần mở đầu quyết định của Chủ tịch nước được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 như sau:
Phần mở đầu văn bản
1. Phần mở đầu bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
Phần mở đầu nghị quyết của Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
2. Phần mở đầu pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
Phần mở đầu nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
3. Phần mở đầu nghị quyết liên tịch trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội là một chủ thể ban hành (sau đây gọi là nghị quyết liên tịch) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên các cơ quan cùng ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
4. Phần mở đầu lệnh, quyết định của Chủ tịch nước gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; hình Quốc huy; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
5. Phần mở đầu văn bản được ban hành kèm theo văn bản khác (quy chế, quy định) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; tên văn bản và nội dung chú thích về việc ban hành văn bản kèm theo.
Như vậy, theo quy định trên thì phần mở đầu quyết định của Chủ tịch nước gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; hình Quốc huy; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
Việc xây dựng ban hành quyết định của Chủ tịch nước được quy định như thế nào?
Việc xây dựng ban hành quyết định của Chủ tịch nước được quy định tại Điều 81 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
- Chủ tịch nước tự mình hoặc theo đề nghị của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định cơ quan soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định.
- Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức soạn thảo lệnh, quyết định.
- Chủ tịch nước có thể yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo thảo luận về những vấn đề quan trọng của dự thảo lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Tùy theo nội dung của dự thảo lệnh, quyết định, Chủ tịch nước quyết định việc đăng tải toàn văn trên cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo. Việc đăng tải dự thảo lệnh, quyết định phải bảo đảm thời gian ít nhất là 60 ngày, trừ trường hợp văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
- Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo lệnh, quyết định và báo cáo Chủ tịch nước.
- Chủ tịch nước xem xét, ký ban hành lệnh, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?