Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền của ai và thủ tục thực hiện thế nào?

Về nguyên tắc, kinh phí thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai quy định những gì? Ai là người quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai? Thủ tục thực hiện như thế nào? Việc điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai quy định ra sao? - Câu hỏi của chị Phương Uyên đến từ Quảng Ngãi.

Nguyên tắc, kinh phí thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai quy định những gì?

Viện trợ khẩn cấp

Viện trợ quốc tế khẩn cấp (Hình từ Internet)

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 50/2020/NĐ-CP có giải thích “Viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai” là các khoản viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận của Bên viện trợ để thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Phòng chống thiên tai 2013, được phê duyệt và thực hiện trong thời gian 09 tháng kể từ khi thiên tai xảy ra.

Bên cạnh đó, theo Điều 4 và Điều 5 Nghị định 50/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Nguyên tắc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ
1. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Không tiếp nhận những hàng hóa không được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật, các khoản viện trợ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước và của Nhân dân.
3. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết với Bên viện trợ.
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận viện trợ
1. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thuê kho, bến bãi tiếp nhận và các chi phí liên quan khác theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, phù hợp với phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Nguồn kinh phí và trách nhiệm bố trí kinh phí phải được thể hiện trong quyết định tiếp nhận viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước do các đơn vị tiếp nhận viện trợ tự thu xếp.

Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền của ai và thủ tục thực hiện thế nào?

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 50/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
...
2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
a) Cơ quan chủ quản có văn bản đề nghị phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ kèm theo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan chủ quản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về những nội dung chính gồm: sự cần thiết, mục tiêu, nguồn vốn viện trợ, điều kiện của Bên viện trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng của phía Việt Nam. Thời hạn để các cơ quan liên quan có văn bản trả lời tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai hoặc trả lời cơ quan chủ quản trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến các cơ quan liên quan đối với trường hợp dự thảo Văn kiện cần giải trình, chỉnh sửa;
d) Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chủ quản thực hiện giải trình, tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại đầy đủ hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;
đ) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.

Như vậy, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Việc điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được quy định ra sao?

Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 50/2020/NĐ-CP quy định thì:

Điều chỉnh nội dung Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ và Quyết định phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
...
2. Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
a) Đối với các khoản viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai quy định tại khoản 1 Điều 12: Cơ quan chủ quản căn cứ Quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai;
b) Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không quy định tại khoản 1 Điều 12:
Trường hợp có sự thay đổi nội dung về mục tiêu, quy mô viện trợ, đơn vị sử dụng viện trợ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan chủ quản lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan về các nội dung thay đổi. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan, cơ quan chủ quản quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Trường hợp thay đổi các nội dung khác: Cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.

Việc điều chỉnh Văn kiện viên trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện theo quy định trên, bạn tham khảo để biết thêm chi tiết.

Viện trợ quốc tế khẩn cấp
Tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là gì? Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là gì? Ai có trách nhiệm thẩm định chủ trương này?
Pháp luật
Việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ được thực hiện theo quy trình cụ thể nào?
Pháp luật
Hồ sơ, trình tự xin phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ bao gồm giấy tờ gì và được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và thực hiện tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ gồm mấy bước?
Pháp luật
Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền của ai và thủ tục thực hiện thế nào?
Pháp luật
Việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp được kiểm tra, đánh giá dựa trên nguyên tắc nào, thông qua những nội dung gì?
Pháp luật
Khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai được quản lý như thế nào?
Pháp luật
Quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả do thiên tai để lại gồm những bước cụ thể nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viện trợ quốc tế khẩn cấp
668 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viện trợ quốc tế khẩn cấp Tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào