Quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được ký sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ?
- Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước có cần tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính không?
- Quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được ký sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ?
- Mẫu quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước là mẫu nào?
- Giấy phép tài nguyên nước có những loại nào và thời hạn sử dụng quy định ra sao?
Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước có cần tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính không?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước
1. Đơn đề nghị trả lại giấy phép.
2. Tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có).
3. Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được lập theo Mẫu 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Quy định này có nêu hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước bao gồm tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có).
Như vậy, hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước không bắt buộc cung cấp tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được ký sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ? (hình từ Internet)
Quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được ký sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục trả lại giấy phép tài nguyên nước
Chủ giấy phép nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép cho cơ quan đã cấp giấy phép trước đó. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra và trình cơ quan có thẩm quyền ký Quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước.
Như vậy, quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được ký chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Mẫu quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước là mẫu nào?
Quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được quy định tại Mẫu 19 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP, cụ thể gồm những nội dung sau:
Tải mẫu quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước mới nhất tại đây: tải về
Giấy phép tài nguyên nước có những loại nào và thời hạn sử dụng quy định ra sao?
Điều 15 Nghị định 02/2023/NĐ-CP và Điều 21 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 15. Giấy phép tài nguyên nước
1. Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
2. Giấy phép tài nguyên nước có các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;.
b) Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước;
c) Nguồn nước thăm dò, khai thác;
d) Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;
đ) Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước;
e) Thời hạn của giấy phép;
g) Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;
h) Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.
Điều 21. Thời hạn của giấy phép
1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm;
b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 02 năm và được xem xét gia hạn 01 làn, thời gian gia hạn không quá 01 năm;
c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
2. Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.
3. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của tổ chức, cá nhân nộp trước ngày giấy phép đã được cấp trước đó hết hiệu lực thi thời điểm hiệu lực ghi trong giấy phép được tính nối tiếp với thời điểm hết hiệu lực của giấy phép đã được cấp trước đó.
Đối chiếu với quy định này thì Giấy phép tài nguyên nước gồm những loại sau: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Về thời hạn của Giấy phép tài nguyên nước sẽ phụ thuộc vào loại giấy phép, cụ thể như tại quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?