Quyền sử dụng đất hạch toán vào tài khoản nào? Hướng dẫn hạch toán khi doanh nghiệp nhận vốn góp bằng QSDĐ?
Quyền sử dụng đất hạch toán vào tài khoản nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 213 - TSCĐ vô hình
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp.
Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình, có 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Chỉ phản ánh vào tài khoản này quyền sử dụng đất được coi là tài sản cố định vô hình theo quy định của pháp luật.
Giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất gồm toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra liên quan trực tiếp tới quyền sử dụng đất, như: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)... Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.
...
Theo đó, quyền sử dụng đất được hạch toán vào Tài khoản 2131.
Lưu ý: Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Chỉ phản ánh vào tài khoản này quyền sử dụng đất được coi là tài sản cố định vô hình theo quy định của pháp luật.
Cũng theo quy định trên thì giá trị tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất gồm toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra liên quan trực tiếp tới quyền sử dụng đất, như: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)...
Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.
Quyền sử dụng đất hạch toán vào tài khoản nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn hạch toán khi doanh nghiệp nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất?
Phương pháp hạch toán khi doanh nghiệp nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình
...
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
...
3.8. Khi doanh nghiệp nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất, căn cứ vào hồ sơ giao quyền sử dụng đất, ghi:
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
3.9. Khi có quyết định chuyển mục đích sử dụng của BĐS đầu tư là quyền sử dụng đất sang TSCĐ vô hình, ghi:
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (2131)
Có TK 217 - BĐS đầu tư.
Đồng thời kết chuyển số hao mòn luỹ kế của BĐS đầu tư sang số hao mòn luỹ kế của TSCĐ vô hình, ghi:
Nợ TK 2147 - Hao mòn BĐS đầu tư
Có TK 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình.
...
Theo đó, khi doanh nghiệp nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất thì căn cứ vào hồ sơ giao quyền sử dụng đất, ghi:
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Tài sản cố định là quyền sử dụng đất chỉ tính khấu hao khi nào?
Trích khấu hao đối với tài sản cố định là quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình
1. Nguyên tắc kế toán
...
c) Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ vô hình được tập hợp vào chi phí SXKD trong kỳ. Trường hợp xét thấy kết quả triển khai thoả mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình quy định tại Chuẩn mực kế toán “TSCĐ vô hình” thì các chi phí giai đoạn triển khai được tập hợp vào TK 241 "Xây dựng cơ bản dở dang" (2412). Khi kết thúc giai đoạn triển khai các chi phí hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình trong giai đoạn triển khai phải được kết chuyển vào bên Nợ tài khoản 213 “TSCĐ vô hình".
d) Trong quá trình sử dụng phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ vô hình vào chi phí SXKD theo quy định của Chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình. Riêng đối với TSCĐ là quyền sử dụng đất thì chỉ tính khấu hao đối với những TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn.
đ) Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình:
- Chi phí phát sinh có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;
- Chi phí được xác định một cách chắc chắn và gắn liền với TSCĐ vô hình cụ thể.
...
Như vậy, theo quy định này thì riêng đối với tài sản cố định là quyền sử dụng đất thì chỉ tính khấu hao đối với những tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng có thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 14:2024/BGTVT quy định về gương chiếu hậu xe máy, mô tô 2025 thế nào? Mức phạt không gương xe máy 2025 là bao nhiêu?
- Thông tư 19 quy định một số điều Luật Đấu giá tài sản 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024?
- Mẫu công văn đề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng công trình? Thẩm quyền điều chỉnh tiến độ thi công xây dựng?
- Hướng dẫn vào thi https cuocthibrvt vn cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ra sao?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ra sao?