Quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường được quy định như thế nào?
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường được pháp luật quy định như thế nào?
- Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường quy định ra sao?
- Việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường phải tuân theo các nguyên tắc nào?
Quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 29 Nghị định 73/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường
1. Thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ.
2. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền tài sản đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường được thu thập, tạo lập bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền tác giả đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường được thu thập, tạo lập từ nguồn kinh phí của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
4. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng kí quyền tác giả, đăng kí quyền liên quan đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường.
Theo đó,
- Thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ.
- Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền tài sản đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường được thu thập, tạo lập bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền tác giả đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường được thu thập, tạo lập từ nguồn kinh phí của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng kí quyền tác giả, đăng kí quyền liên quan đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường.
Quyền sở hữu trí tuệ (Hình từ Internet)
Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường quy định ra sao?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 73/2017/NĐ-CP quy định cụ thể:
Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường
1. Việc cung cấp, trao đổi, lưu trữ, sử dụng thông tin, dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Không được sử dụng thông tin, dữ liệu nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả đối với dữ liệu hoặc trái quy định pháp luật.
3. Việc sử dụng thông tin, dữ liệu phải đúng mục đích theo yêu cầu cung cấp, không sử dụng cho mục đích, công việc khác nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu thông tin, dữ liệu.
4. Không được chuyển quyền sử dụng đối với thông tin, dữ liệu nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu quyền tác giả, sở hữu thông tin, dữ liệu. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu có trách nhiệm làm rõ nguồn gốc thông tin, dữ liệu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
5. Việc vi phạm sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu thông tin, dữ liệu tùy mức độ vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy,
- Việc cung cấp, trao đổi, lưu trữ, sử dụng thông tin, dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Không được sử dụng thông tin, dữ liệu nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả đối với dữ liệu hoặc trái quy định pháp luật.
- Việc sử dụng thông tin, dữ liệu phải đúng mục đích theo yêu cầu cung cấp, không sử dụng cho mục đích, công việc khác nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu thông tin, dữ liệu.
- Không được chuyển quyền sử dụng đối với thông tin, dữ liệu nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu quyền tác giả, sở hữu thông tin, dữ liệu. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu có trách nhiệm làm rõ nguồn gốc thông tin, dữ liệu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
- Việc vi phạm sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu thông tin, dữ liệu tùy mức độ vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường phải tuân theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 73/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường
Việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khoa học, khách quan và kế thừa.
2. Tập hợp, quản lý được đầy đủ các nguồn thông tin, dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Lưu trữ, bảo quản đáp ứng yêu cầu sử dụng lâu dài, thuận tiện.
4. Tổ chức có hệ thống phục vụ thuận tiện khai thác và sử dụng, phát huy hiệu quả, tiết kiệm chung cho xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
5. Được công bố công khai và được quyền tiếp cận theo quy định của Luật tiếp cận thông tin trừ các thông tin, dữ liệu thuộc về bí mật nhà nước và hạn chế sử dụng.
6. Phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
7. Sử dụng đúng mục đích, phải trích dẫn nguồn và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, sở hữu trí tuệ.
8. Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khoa học, khách quan và kế thừa.
- Tập hợp, quản lý được đầy đủ các nguồn thông tin, dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Lưu trữ, bảo quản đáp ứng yêu cầu sử dụng lâu dài, thuận tiện.
- Tổ chức có hệ thống phục vụ thuận tiện khai thác và sử dụng, phát huy hiệu quả, tiết kiệm chung cho xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Được công bố công khai và được quyền tiếp cận theo quy định của Luật tiếp cận thông tin trừ các thông tin, dữ liệu thuộc về bí mật nhà nước và hạn chế sử dụng.
- Phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Sử dụng đúng mục đích, phải trích dẫn nguồn và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, sở hữu trí tuệ.
- Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?