Quyền nộp đơn yêu cầu công ty phá sản của chủ nợ được quy định ra sao? Tòa án xử lý đơn yêu cầu trong trường hợp này thế nào?
Phân loại chủ nợ khi công ty phá sản như thế nào?
Phân loại chủ nợ khi công ty phá sản theo quy định tại khoản 3 đến khoản 6 Điều 4 Luật Phá sản 2014 có nêu như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm.
4. Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
5. Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
6. Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó."
Theo đó, chủ nợ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là chủ thể có quyền yêu cầu một bên thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ mà bên đó có trách nhiệm phải trả cho chủ nợ. Có 3 loại chủ nợ gồm: Chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm.
Thẩm quyền nộp đơn yêu cầu công ty phá sản của chủ nợ được quy định ra sao? Tòa án xử lý đơn yêu cầu trong trường hợp này thế nào?
Chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục cho công ty phá sản được hay không?
Vấn đề này được quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 với nội dung cụ thể như sau:
"Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán."
Căn cứ theo khoản 1 nêu trên thì chỉ có chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Còn nếu là chủ nợ có bảo đảm thì không có quyền nộp đơn yêu cầu công ty phá sản.
Tòa án khi nhận đơn yêu cầu cho công ty phá sản của chủ nợ có bảo đảm thì sẽ xử lý như thế nào?
Khi Tòa án nhận đơn của chủ nợ không có quyền nộp đơn nêu trên thì sẽ xử lý theo điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Luật Phá sản 2014, quy định như sau:
"Điều 35. Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:
a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
...
2. Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải nêu rõ lý do trả lại đơn. Tòa án nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định này cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định."
Trường hợp này Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu phá sản cho chủ nợ có bảo đảm.
Tải về mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh ý nghĩa cho sếp hay? Lời chúc giáng sinh giành cho đồng nghiệp? Giáng sinh người lao động có được nghỉ?
- Quy trình kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp như thế nào? Mục tiêu của kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp là gì?
- Lời chúc 22 12 ý nghĩa kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
- Việc lập, lưu trữ, bàn giao và quản lý hồ sơ nhà ở được quy định thế nào? Nội dung quản lý, sử dụng nhà ở?
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là gì? Hàng hóa chưa được lắp ráp được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng thì có cùng xuất xứ không?