Quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật có phải là biện pháp phòng chống tham nhũng?
Quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Công tác xây dựng pháp luật là hoạt động của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là thẩm quyền của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật.
...
Như vậy, quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là thẩm quyền của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật.
Quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật có phải là biện pháp phòng chống tham nhũng? (hình từ internet)
Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật có phải là biện pháp phòng, chống tham nhũng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ được hiểu như sau:
...
3. Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm bảo đảm cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật thực hiện nghiêm nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
...
Đồng thời tại khoản 2 Điều 4 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định như sau:
Phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
...
2. Các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật bao gồm:
a) Thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật quy định tại Khoản 1, Điều này.
...
Như vậy, thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật chính là một biện pháp phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
Theo đó, hoạt động kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật bao gồm:
- Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật.
- Hoạt động kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua việc thực hiện các quy trình, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật.
- Hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật.
- Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội khác, cơ quan báo chí và Nhân dân.
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong công tác xây dựng pháp luật.
06 hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật?
06 hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật được quy định tại Điều 5 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024, bao gồm:
(1) Cố ý chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ; cố ý trì hoãn việc đình chỉ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật vì mục đích lợi ích nhóm, cục bộ.
(2) Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc các lợi ích khác dưới mọi hình thức để ban hành hoặc tác động đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.
(3) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ cho người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.
(4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật để định hướng truyền thông không bảo đảm khách quan và không đúng sự thật về nội dung chính sách trong công tác xây dựng pháp luật vì vụ lợi.
(5) Lạm quyền, câu kết với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác để trục lợi trong công tác xây dựng pháp luật.
(6) Các hành vi tham nhũng, lợi ích nhóm, cục bộ khác trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?