Quyền lợi của hợp tác xã theo quy định mới nhất hiện nay? Hợp tác xã có được thành lập doanh nghiệp trực thuộc không?

Hợp tác xã có được thành lập doanh nghiệp trực thuộc không? Hợp tác xã mà tôi tham gia đang muốn thành lập doanh nghiệp để hỗ trợ cho việc kinh doanh của mình nhưng chúng tôi lại không biết pháp luật có cho phép hợp tác xã thành lập doanh nghiệp trực thuộc hay không? Vì thế tôi muốn hỏi theo quy định hiện nay thì hợp tác xã có những quyền gì, có được thành lập doanh nghiệp không? Mong sớm nhận được giải đáp!

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã là gì?

Theo Điều 7 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cụ thể như sau:

(1) Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.

(2) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên.

(3) Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.

(4) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

(5) Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

(6) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

(7) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

Quyền lợi của hợp tác xã

Quyền lợi của hợp tác xã

Hợp tác xã có nghĩa vụ như thế nào?

Tại Điều 9 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, theo đó hợp tác có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện các quy định của điều lệ.

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này.

- Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.

- Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.

- Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.

- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

- Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.

- Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

- Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.

- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.

- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.

Quyền của hợp tác xã theo quy định mới nhất hiện nay? Hợp tác xã có được thành lập doanh nghiệp trực thuộc không?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, theo đó hợp tác xã có những quyền sau đây:

- Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.

- Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.

- Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.

- Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.

- Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.

- Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.

- Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý thành viên, hợp tác xã thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 có quy định:

"3. Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp."

Như vậy, từ những quy định nêu trên thì hợp tác xã của bạn có thể thành lập doanh nghiệp trực thuộc.

Hợp tác xã TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HỢP TÁC XÃ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có quy định về vốn góp tối thiểu vào hợp tác xã hay không?
Pháp luật
Tải về Mẫu 01 VT phiếu nhập kho áp dụng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chuẩn Thông tư 71?
Pháp luật
Tổng nguồn vốn của hợp tác xã có phải là tiêu chí phân loại hợp tác xã? Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp?
Pháp luật
Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã được xác định như thế nào? Hợp tác xã ngừng cho vay nội bộ trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
Pháp luật
Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp tác xã chi phí thuê địa điểm bán sản phẩm tại các địa phương không?
Pháp luật
Cho vay nội bộ trong hợp tác xã là gì? Mức cho vay nội bộ tối đa trong hợp tác xã sẽ do ai quyết định?
Pháp luật
Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
Pháp luật
Cơ sở đào tạo lý luận chính trị bồi dưỡng quản lý nhà nước của hợp tác xã có được hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực không?
Pháp luật
Hoạt động cho vay nội bộ của hợp tác xã có phải là hoạt động ngân hàng? Có được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động này?
Pháp luật
04 nhóm lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã? Có bao nhiêu tiêu chí phân loại quy mô hợp tác xã theo quy định mới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp tác xã
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
7,315 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp tác xã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp tác xã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào