Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức được quy định như thế nào? Hậu quả pháp lý khi viên chức thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng quy định pháp luật là gì?

Tôi là viên chức tại một đơn vị sự nghiệp. Tôi đã đi làm ở cơ quan này 5 năm và ký kết hợp đồng không xác định thời hạn. Vài tháng gần đây tôi phát hiện mình bị bệnh Rối loạn stress cấp (ASD). Tôi đã điều trị suốt 04 tháng nay mà bệnh tình không thuyên giảm. Tôi có viết đơn lên cấp trên nhưng không được duyệt. Cho tôi hỏi tôi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không? Hậu quả pháp lý khi viên chức thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng quy định pháp luật là gì? - chị Khánh Thi đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức được quy định như thế nào?

Xét về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức quy định tại Điều 29 Luật Viên chức 2010 như sau:

Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
...
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.

Như vậy, viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc nhưng phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước bằng văn bản cho đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể:

- Thông báo trước ít nhất 45 ngày trước khi nghỉ việc;

- Nếu bị ốm đau hoặc tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục: Thông báo trước ít nhất 03 ngày.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức được quy định như thế nào?

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Hậu quả pháp lý khi viên chức thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng quy định pháp luật là gì?

Theo nội dung trên, nếu viên chức không thuộc các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không đáp ứng các điều kiện về thời gian báo trước thì sẽ bị coi là nghỉ việc trái luật.

Khi đó, viên chức có thể phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 35 Luật Viên chức 2010:

Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng
1. Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương.
3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có quy định:

Đền bù chi phí đào tạo
Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.

Như vậy, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc trái quy định thì viên chức phải đền bù chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định trên.

Viên chức có được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng quy định không?

Nếu viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết thôi việc theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Viên chức 2010 như sau:

Chế độ thôi việc
...
2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị buộc thôi việc;
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.

Bên cạnh đó, Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định:

Giải quyết thôi việc đối với viên chức
1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức và khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
....

Như vậy, chị lưu ý những quy định trên để có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
15,296 lượt xem
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng làm việc Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng làm việc:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chủ nhà không sửa chữa nhà ở bị hư hỏng nặng thì người thuê có được đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sau khi được đào tạo nghề thì có phải hoàn trả lại chi phí cho người sử dụng lao động không?
Pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Pháp luật
Hướng dẫn ghi hợp đồng làm việc xác định thời hạn cho viên chức mới nhất năm 2024 theo Nghị định 115?
Pháp luật
Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?
Pháp luật
Đương nhiên được chấm dứt hợp đồng khi chủ thể của hợp đồng là cá nhân chết có đúng không? Đơn phương chấm dứt hợp đồng có phải bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm không?
Pháp luật
Trong thời gian nghỉ phép có được bỏ việc ngang? Bỏ việc ngang có phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật?
Pháp luật
Trong trường hợp nào bên cho thuê công trình xây dựng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Cản trở người tiêu dùng đơn phương chấm dứt hợp đồng giao kết từ xa bị xử lý hành chính như thế nào?
Pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người lao động nghỉ ốm đau quá 6 tháng có đúng quy định không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn phương chấm dứt hợp đồng Hợp đồng làm việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn phương chấm dứt hợp đồng Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng làm việc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào