Quyền đề nghị được bảo vệ của người tố cáo về thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ?
Quyền đề nghị được bảo vệ của người tố cáo về thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 16 Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định về xử lý tố cáo như sau:
Xử lý đơn tố cáo
...
6. Trong quá trình xử lý đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật thông tin của người tố cáo, nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật. Trường hợp người tố cáo đề nghị được bảo vệ thì đề nghị người có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định về rút tố cáo, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo như sau:
Rút tố cáo, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo
...
2. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì vụ việc tố cáo vẫn được giải quyết.
Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết và áp dụng biện pháp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo, xử lý người có hành vi đe dọa, mua chuộc, người tố cáo có hành vi vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, trường hợp người tố cáo đề nghị được bảo vệ thì đề nghị người có thẩm quyền xem xét, giải quyết yêu cầu này.
Người tố cáo sẽ được áp dụng biện pháp bảo vệ trong trường hợp có người có hành vi đe dọa, mua chuộc, người tố cáo có hành vi vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo.
Bảo vệ người tố cáo về thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Phạm vi bảo vệ đối với người tố cáo về thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 47 Luật Tố cáo 2018 quy định về người được bảo vệ, phạm vi bảo vệ như sau:
Người được bảo vệ, phạm vi bảo vệ
1. Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).
2. Người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ.
3. Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
Theo đó, người tố cáo sẽ được bảo vệ thông tin cá nhân vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo.
Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo về thi hành án dân sự?
Căn cứ Điều 49 Luật Tố cáo 2018 quy định về cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ như sau:
Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ thuộc quyền quản lý và những nội dung bảo vệ khác nếu thuộc thẩm quyền của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.
2. Cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo.
3. Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ.
5. Ủy ban nhân dân các cấp, Công đoàn các cấp, cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ thực hiện việc bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo là những cơ quan được quy định tại Điều 49 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?