Quyền công bố tác phẩm là quyền nhân thân hay quyền tài sản? Tác giả có được chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm không?
Quyền công bố tác phẩm là quyền nhân thân hay quyền tài sản?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Để xác định quyền công bố tác phẩm là quyền nhân thân hay quyền tài sản thì căn cứ vào quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm:
1. Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Theo quy định trên, quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được xem là một trong những quyền nhân thân của tác giả.
Quyền công bố tác phẩm là quyền nhân thân hay quyền tài sản? Tác giả có được chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm không?
(Hình từ Internet)
Tác giả có được chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm không?
Việc tác giả được chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm không, theo quy định tại Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
3. Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Theo quy định trên, tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân, trừ quyền công bố tác phẩm.
Do đó, mặc dù quyền công bố tác phẩm là quyền nhân thân nhưng tác giả vẫn có thể chuyển nhượng quyền này cho chủ thể khác.
Trong trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu.
Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển nhượng quyền tác giả đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm có bắt buộc lập thành văn bản không?
Việc hợp đồng chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm có bắt buộc lập thành văn bản không, theo quy định tại Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
b) Căn cứ chuyển nhượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
2. Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
Như vậy, hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm có bắt buộc lập thành văn bản và bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng.
- Giá, phương thức thanh toán.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Lưu ý: Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?