Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam có những nguồn thu nào? Việc sử dụng Quỹ được quy định như thế nào?
Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam có những nguồn thu nào?
Theo Điều 19 Điều lệ Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nguồn thu như sau:
Nguồn thu
1. Thu từ đóng góp tự nguyện của các sáng lập viên và tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nguồn vốn đóng góp bổ sung hàng năm vào Quỹ của các sáng lập viên, các tổ chức, cá nhân khác tham gia đóng góp, nguồn vốn huy động đóng góp này sẽ do Hội đồng quản lý Quỹ xây dựng kế hoạch cho hàng năm.
3. Nguồn thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
4. Thu lãi từ tiền gửi, lãi trái phiếu chính phủ.
5. Các Khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Các nguồn thu trên không được phân chia cho các sáng lập viên thành lập Quỹ, các nguồn thu có được trong quá trình hoạt động của Quỹ được dành cho các hoạt động của Quỹ.
Theo quy định trên, Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam có những nguồn thu sau:
+ Thu từ đóng góp tự nguyện của các sáng lập viên và tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
+ Nguồn vốn đóng góp bổ sung hàng năm vào Quỹ của các sáng lập viên, các tổ chức, cá nhân khác.
+ Nguồn thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
+ Thu lãi từ tiền gửi, lãi trái phiếu chính phủ.
+ Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam (Hình từ Internet)
Việc sử dụng Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 20 Điều lệ Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-BNV năm 2013 về sử dụng Quỹ như sau:
Sử dụng Quỹ
1. Chi tài trợ, bao gồm:
a) Chi hỗ trợ cho bệnh nhân tim mạch, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân tim mạch ở vùng sâu, vùng xa;
b) Tài trợ theo sự ủy nhiệm của cá nhân, tổ chức và thực hiện các dự án tài trợ có địa chỉ theo quy định của pháp luật;
c) Tài trợ cho tổ chức, cá nhân những hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ;
d) Các Khoản chi hợp pháp khác (nếu có).
2. Chi thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng theo quy định của pháp luật.
3. Chi cho hoạt động quản lý Quỹ tối đa không quá 05% (năm phần trăm) trên tổng số thu hàng năm của Quỹ (không bao gồm các Khoản tài trợ bằng hiện vật, tài trợ của Nhà nước để thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng). Trường hợp nhu cầu chi thực tế cho công tác quản lý vượt quá 05% (năm phần trăm) trên tổng số thu hàng năm của Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ quy định mức chi hoạt động quản lý Quỹ trong năm sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính. Nội dung chi cho hoạt động quản lý Quỹ bao gồm:
...
4. Việc tiếp nhận, sử dụng viện trợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và các văn bản liên quan.
5. Chi mua trái phiếu Chính phủ, gửi tiết kiệm đối với tiền nhàn rỗi của Quỹ (không bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước cấp).
6. Toàn bộ tài sản huy động vào Quỹ phải sử dụng đúng mục đích, đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả:
...
Theo đó, việc sử dụng Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 20 nêu trên.
Tài chính của Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam được quản lý thế nào?
Căn cứ Điều 21 Điều lệ Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-BNV năm 2013 quy định về quản lý tài sản, tài chính của Quỹ như sau:
Quản lý tài sản, tài chính của Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ ban hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu của quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ, chuẩn y kế hoạch tài chính và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ.
2. Ban Kiểm soát Quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ và báo cáo, kiến nghị với Hội đồng về tình hình tài sản, tài chính của Quỹ.
3. Giám đốc Quỹ chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, nguồn thu, các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý trên cơ sở nhiệm vụ hoạt động đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua; không được sử dụng tài sản, tài chính Quỹ vào các hoạt động khác ngoài tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
4. Hội đồng quản lý Quỹ và Giám đốc Quỹ có trách nhiệm công khai tình hình tài sản, tài chính Quỹ hàng quý, năm theo các nội dung sau:
a) Danh sách, số tiền, hiện vật đóng góp, tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho Quỹ;
b) Danh sách, số tiền, hiện vật tổ chức, cá nhân được nhận từ Quỹ;
c) Báo cáo tình hình tài sản, tài chính và quyết toán quý, năm của Quỹ theo từng nội dung thu, chi theo Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
5. Đối với các Khoản chi theo từng đợt vận động, việc báo cáo được thực hiện theo quy định hiện hành về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
6. Quỹ phải thực hiện công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán Quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) hàng năm theo quy định hiện hành.
Như vậy, Hội đồng quản lý Quỹ ban hành các quy định về quản lý tài chính, các định mức chi tiêu của quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ, chuẩn y kế hoạch tài chính và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty luật nước ngoài là bao lâu? Báo cáo về tạm ngừng hoạt động công ty luật có nội dung gì?
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?