Quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện như thế nào? Gồm có mấy bước?

Cho tôi hỏi hiện nay quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện như thế nào vậy? Quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp gồm có bao nhiêu bước? - Chị Vân Anh (Quảng Ninh).

Quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện như sau:

Bước 01: Khảo sát, xác định nhu cầu, nghề đào tạo

Khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ sơ cấp, nhu cầu của người sử dụng lao động đối với người tốt nghiệp trình độ sơ cấp theo từng nghề, xác định nghề đào tạo trình độ sơ cấp để xây dựng, lựa chọn chương trình đào tạo.

Bước 02: Thiết kế chương trình đào tạo

- Xây dựng đề cương tổng hợp và đề cương chi tiết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp;

- Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề hoặc phân tích nghề, phân tích công việc theo quy định về xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (nếu tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chưa được ban hành) để xác định chuẩn đầu ra và khối lượng kiến thức, kỹ năng, nội dung để đưa vào chương trình đào tạo;

- Xác định độ quan trọng của các kiến thức, kỹ năng được lựa chọn trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp theo các mức độ: Bắt buộc phải học - Cần học - Nên học;

- Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo; đối chiếu, so sánh với các chương trình đào tạo cùng nghề, cùng trình độ của cơ sở đào tạo khác ở trong và ngoài nước để tham khảo, lựa chọn thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo phù hợp;

- Xác định yêu cầu, nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học;

- Hội thảo, xin ý kiến chuyên gia về kết cấu chương trình đào tạo;

- Tổng hợp, hoàn chỉnh cấu trúc chương trình đào tạo.

Bước 03: Biên soạn chương trình đào tạo

Biên soạn chương trình đào tạo theo nội dung và cấu trúc đã được xác định, trong đó cụ thể hóa từng mô - đun, tín chỉ; điều kiện thực hiện mô - đun, tín chỉ; phương pháp và nội dung đánh giá.

Bước 04: Hoàn chỉnh dự thảo chương trình đào tạo

- Tổ chức hội thảo chuyên gia (gồm các chuyên gia kỹ thuật của doanh nghiệp, các nhà quản lý, nghiên cứu và giảng viên, giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nghệ nhân và những người có kiến thức, kinh nghiệm, am hiểu về nghề).

- Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo.

Bước 05: Thẩm định và ban hành chương trình đào tạo

- Hoàn chỉnh hồ sơ và dự thảo chương trình đào tạo.

- Ban chủ nhiệm báo cáo và bảo vệ chương trình đào tạo trước Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo.

- Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo họp, đánh giá để làm căn cứ trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt, ra quyết định ban hành chương trình đào tạo.

Bước 06: Đánh giá và cập nhật nội dung chương trình đào tạo.

Như vậy, hiện nay việc xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo quy trình gồm 06 bước như trên.

Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp

Quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp

Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp gồm có những ai?

Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về việc tổ chức xây dựng chương trình đào tạo như sau:

Quy trình và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
...
2. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp giao cho các đơn vị chuyên môn trực thuộc thực hiện các Điểm a và e Khoản 1 Điều này và ra quyết định thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình đào tạo (dưới đây gọi là Ban chủ nhiệm) để thực hiện các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 của Điều này.
b) Ban chủ nhiệm có từ 5 đến 7 thành viên (tùy theo khối lượng công việc của từng chương trình đào tạo cần xây dựng); gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật trong các doanh nghiệp; trong đó, có ít nhất một phần ba thành viên là nhà giáo đang giảng dạy các nghề tương ứng. Ban chủ nhiệm có trưởng ban, phó trưởng ban, thư ký và các ủy viên.
- Tiêu chuẩn của thành viên Ban chủ nhiệm:
+ Có trình độ trung cấp trở lên;
+ Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực của nghề cần xây dựng chương trình;
- Trách nhiệm, quyền hạn của Ban chủ nhiệm:
+ Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cho nghề được phân công theo các quy định của Thông tư này;
+ Ban chủ nhiệm có thể thành lập các tiểu ban giúp việc để thực hiện từng phần nhiệm vụ, công việc trong trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo;
+ Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của chương trình đào tạo đối với nghề được giao.

Theo đó, Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp sẽ có từ 5 đến 7 thành viên (tùy theo khối lượng công việc của từng chương trình đào tạo cần xây dựng); gồm:

- Các nhà giáo;

- Cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp;

- Cán bộ khoa học kỹ thuật trong các doanh nghiệp.

Lưu ý: Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp phải có ít nhất một phần ba thành viên là nhà giáo đang giảng dạy các nghề tương ứng.

Cấu trúc của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải có những nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH đã quy định nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo có các nội dung sau đây:

Nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo
1. Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:
a) Tên nghề đào tạo; mã nghề;
b) Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào;
c) Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo;
d) Danh mục số lượng, thời lượng các mô - đun, tín chỉ;
đ) Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm;
e) Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô - đun, tín chỉ; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học.
g) Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp;
h) Phương pháp và thang điểm đánh giá;
i) Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
Đào tạo trình độ sơ cấp
Chương trình đào tạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ? Biện pháp tu từ là gì? Có bao nhiêu biện pháp tu từ?
Pháp luật
Trong thời gian tối đa 03 năm, các chương trình đào tạo trình độ trung cấp phải được tổ chức đánh giá lại đúng không?
Pháp luật
Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng?
Pháp luật
Biện pháp so sánh là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là gì? Những loại hình so sánh thường được sử dụng là gì?
Pháp luật
Công văn 5636/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn mới về kế hoạch dạy học môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp ra sao?
Pháp luật
Cơ quan nào quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chuẩn chương trình đào tạo từng khối ngành của giáo dục đại học?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số loại giỏi thì điểm trung bình các bài kiểm tra phải đạt từ bao nhiêu điểm?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo nghề nghiệp? Chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Pháp luật
Chương trình, thời gian đào tạo trình độ cao đẳng nghề theo niên chế được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo đại học là bao nhiêu tín chỉ? Nội dung chương trình đào tạo đại học phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo trình độ sơ cấp
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
7,790 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo trình độ sơ cấp Chương trình đào tạo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào