Quy trình xác thực điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử là do tổ chức này tự quy định đúng không?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử là doanh nghiệp trong CAND hay QĐND?
- Quy trình xác thực điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử là do tổ chức này tự quy định đúng không?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử đề nghị cấp giấy xác nhận phải có Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm các tài liệu nào?
Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử là doanh nghiệp trong CAND hay QĐND?
Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử là doanh nghiệp trong CAND hay QĐND, thì theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP như sau:
“Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử” là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp trong Công an nhân dân đáp ứng điều kiện về cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử là doanh nghiệp trong Công an nhân dân đáp ứng điều kiện về cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định.
Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử (Hình từ Internet)
Quy trình xác thực điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử là do tổ chức này tự quy định đúng không?
Quy trình xác thực điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử là do tổ chức này tự quy định đúng không, thì theo khoản 3 Điều 35 Nghị định 59/2022/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Xây dựng, quản lý, bảo vệ và vận hành hệ thống định danh và xác thực điện tử; ứng dụng tài khoản định danh điện tử vào công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.
2. Thực hiện quản lý nhà nước về định danh và xác thực điện tử.
3. Ban hành hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện bảo đảm kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử; quy trình xác thực điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử.
4. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ việc định danh và xác thực điện tử.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động định danh và xác thực điện tử.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, hướng dẫn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân về đăng ký, quản lý định danh và xác thực điện tử.
7. Kết nối, tích hợp hệ thống định danh và xác thực điện tử với Nền tảng trao đổi định danh điện tử của Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định pháp luật.
8. Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động định danh và xác thực điện tử.
9. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin đối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.
10. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thống nhất các loại giấy tờ, tài liệu và phương án đồng bộ thông tin vào tài khoản định danh điện tử.
11. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất phương án kết nối, chia sẻ để sử dụng danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử được cung cấp, tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử; bảo đảm bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.
12. Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện xác thực, đồng bộ dữ liệu các tài khoản đã được tạo lập, sử dụng bởi Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với tài khoản do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
13. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng trong việc bảo đảm kết nối, chia sẻ, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phục vụ việc định danh và xác thực điện tử.
14. Bảo đảm kênh tiếp nhận thông tin và việc sử dụng hệ thống định danh và xác thực điện tử liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
Theo đó, quy trình xác thực điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử không phải do tổ chức này quy định mà sẽ do Bộ Công an quy định.
Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử đề nghị cấp giấy xác nhận phải có Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm các tài liệu nào?
Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử đề nghị cấp giấy xác nhận phải có Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm các tài liệu được quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 59/2022/NĐ-CP như sau:
- Phương án, quy trình hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bao gồm thuyết minh hệ thống công nghệ thông tin; thuyết minh phương án kỹ thuật về giải pháp công nghệ; phương án lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu, bảo đảm an ninh an toàn thông tin của hệ thống cung cấp dịch vụ;
Phương án bảo vệ dữ liệu cá nhân, tổ chức; phương án bảo đảm an ninh, trật tự; phương án phòng cháy và chữa cháy, dự phòng thảm họa và bảo đảm vận hành ổn định, thông suốt dịch vụ xác thực điện tử;
- Văn bản giới thiệu về máy móc, thiết bị đang sở hữu đặt tại Việt Nam phù hợp với yêu cầu của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ; có khả năng chống chịu lũ, lụt, động đất, nhiễu điện từ, sự xâm nhập bất hợp pháp của con người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?
- Mùng 2 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Mùng 2 âm lịch là thứ mấy 2025? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 mấy ngày?
- Mẫu đơn dự sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu đơn dự sơ tuyển?
- Lời chúc đêm giao thừa 2025 hay và ý nghĩa? Giao thừa 2025 đi làm được hưởng lương như thế nào?
- Tự xông đất đầu năm 2025 có tốt không? Người đi xông đất đầu năm cần làm gì? Xông đất đầu năm kiêng gì?