Quy trình thanh tra thuế và kiểm tra thuế mới nhất 2023? Thanh tra thuế, kiểm tra thuế nhằm mục đích gì?
Mục đích của việc thanh tra thuế, kiểm tra thuế là gì?
Căn cứ vào Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 và Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023 thì mục đích của việc thanh tra thuế, kiểm tra thuế như sau:
(1) Đối với thanh tra thuế
- Chuẩn hóa các nội dung công việc trong hoạt động thanh tra thuế.
- Đảm bảo hoạt động thanh tra thuế được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, thống nhất từ Tổng cục Thuế đến Cục Thuế, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành thuế.
- Nâng cao năng lực hoạt động thanh tra thuế, đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong công tác thanh tra thuế.
(2) Đối với kiểm tra thuế
- Tăng cường công tác kiểm tra thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế trên cơ sở áp dụng cơ chế quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế, chống thất thu thuế.
- Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong việc thực hiện quy định pháp luật về thuế.
- Thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Quy trình thanh tra thuế và kiểm tra thuế mới nhất 2023? Thanh tra thuế, kiểm tra thuế nhằm mục đích gì?
Quy trình thanh tra thuế mới nhất hiện nay ra sao?
Hiện tại, quy trình thanh tra thuế mới nhất hiện nay vẫn đang áp dụng theo Mục II Phần II Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015, quy trình thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và quyết định thanh tra.
Bước 1: Tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra
Bước 2: Ban hành quyết định thanh tra
Bước 3: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
Giai đoạn 2: Tiến hành thanh tra
Bước 1: Công bố Quyết định thanh tra thuế
Bước 2: Tiến hành thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế
Bước 3: Lập biên bản thanh tra
Quy trình kiểm tra thuế mới nhất 2023 như thế nào?
Ngày 14/7/2023, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023 thay mới Quy trình kiểm tra thuế.
Theo đó, đối với việc lựa chọn doanh nghiệp để đưa vào kế hoạch thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp sẽ căn cứ theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và kết hợp xem xét lựa chọn doanh nghiệp đã quá 05 năm chưa thanh tra, kiểm tra thuế.
Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế sẽ bao gồm 02 giai đoạn, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:
- Ban hành Quyết định kiểm tra
- Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định.
Trường hợp cơ quan thuế hoặc bộ phận không trực tiếp quản lý người nộp thuế thực hiện kiểm tra thì gửi 01 bản cho cơ quan thuế hoặc bộ phận trực tiếp quản lý người nộp thuế làm đầu mối chuyển cho các bộ phận có liên quan.
- Trước khi công bố Quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải phân công các thành viên trong đoàn thực hiện kiểm tra từng phần việc theo nội dung ghi trong Quyết định kiểm tra theo mẫu số 07/QTKT ban hành kèm theo quy trình kiểm tra thuế.
- Bãi bỏ Quyết định kiểm tra; hoãn kiểm tra; tạm dừng kiểm tra; điều chỉnh quyết định kiểm tra khi chứng minh được đã số thuế khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp.
- Trường hợp người nộp thuế vẫn đang hoạt động kinh doanh bình thường vẫn thực hiện kê khai thuế, khi cơ quan thuế ban hành Quyết định kiểm tra nhưng người nộp thuế không nhận Quyết định kiểm tra, hoặc cố tình trốn tránh không chấp hành Quyết định kiểm tra thì đoàn kiểm tra thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
Trên cơ sở biên bản vi phạm hành chính về việc người nộp thuế không chấp hành kiểm tra thuế, đoàn kiểm tra báo cáo Người ban hành Quyết định kiểm tra để xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp quản lý thuế (nếu có) và thực hiện các bước ấn định thuế theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Biên bản vi phạm hành chính được lập, nếu người vi phạm, đại diện đơn vị vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã, phường nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận.
Trường hợp không có sự xác nhận của chính quyền hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Giai đoạn 2: Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:
- Công bố Quyết định kiểm tra thuế
- Thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
- Lập biên bản kiểm tra thuế.
- Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.
- Ghi nhật ký kiểm tra.
- Giám sát đoàn kiểm tra.
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện kết quả sau kiểm tra.
- Trường hợp cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan thuế, người nộp thuế đáp ứng được yêu cầu làm việc theo phương thức giao dịch điện tử, làm việc trực tuyến thì đoàn kiểm tra và người nộp thuế có thể thực hiện kiểm tra bằng phương thức giao dịch điện tử, làm việc trực tuyến hoặc kết hợp các phương thức làm việc trong kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (làm việc trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế, làm việc theo phương thức điện tử, làm việc trực tuyến).
Khuyến khích đoàn kiểm tra và người nộp thuế làm việc theo phương thức giao dịch điện tử, làm việc trực tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?