Quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm bao nhiêu giai đoạn?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm bao nhiêu giai đoạn? Câu hỏi của anh Long Nhật đến từ Đồng Tháp.

Quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm bao nhiêu giai đoạn?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT, có quy định về yêu cầu chung như sau:

Yêu cầu chung
1. Đối với vật thể phải phân tích nguy cơ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ xem xét và quyết định việc thực hiện phân tích nguy cơ trở thành cỏ dại trước khi thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại theo Thông tư này;
2. Phân tích nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đối với sinh vật có ích sử dụng trong bảo vệ thực vật nhập khẩu vào Việt Nam thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Quy trình Phân tích nguy cơ dịch hại phải bao gồm ba giai đoạn
a) Khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại;
b) Đánh giá nguy cơ dịch hại;
c) Quản lý nguy cơ dịch hại.

Như vậy, theo quy định trên thì Quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm 03 giai đoạn: khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại; đánh giá nguy cơ dịch hại; quản lý nguy cơ dịch hại.

kiểm dịch thực vật

Quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm bao nhiêu giai đoạn? (Hình từ Internet)

Phân tích nguy cơ dịch hại bắt đầu bằng đường lan truyền đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được bắt đầu từ những tình huống nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT, có quy định về giai đoạn khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại như sau:

Giai đoạn khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại
...
2. Phân tích nguy cơ dịch hại bắt đầu bằng đường lan truyền
Yêu cầu đối với phân tích nguy cơ dịch hại mới hoặc sửa đổi bắt đầu từ những tình huống sau:
a) Một loại hàng hóa mới hoặc loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ mới dự kiến xuất khẩu vào Việt Nam;
b) Loài thực vật mới chưa có ở Việt Nam được nhập khẩu với mục đích nghiên cứu khoa học và chọn giống;
c) Đường lan truyền khác: lan rộng tự nhiên, bao bì đóng gói, bưu phẩm, chất thải, hành lý của hành khách,...;
d) Có sự thay đổi quy định về kiểm dịch thực vật hoặc các yêu cầu liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
đ) Biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật mới hoặc thông tin mới cần xem xét.

Như vậy, theo quy định trên thì phân tích nguy cơ dịch hại bắt đầu bằng đường lan truyền đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được bắt đầu từ những tình huống sau:

- Một loại hàng hóa mới hoặc loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ mới dự kiến xuất khẩu vào Việt Nam;

- Loài thực vật mới chưa có ở Việt Nam được nhập khẩu với mục đích nghiên cứu khoa học và chọn giống;

- Đường lan truyền khác: lan rộng tự nhiên, bao bì đóng gói, bưu phẩm, chất thải, hành lý của hành khách,...;

- Có sự thay đổi quy định về kiểm dịch thực vật hoặc các yêu cầu liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;

- Biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật mới hoặc thông tin mới cần xem xét.

Có bao nhiêu biện pháp quản lý để giảm thiểu nguy cơ dịch hại đố với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT, có quy định về quản lý nguy cơ dịch hại như sau:

Quản lý nguy cơ dịch hại
...
2. Các biện pháp quản lý để giảm thiểu nguy cơ dịch hại gồm:
a) Cấm nhập khẩu vật thể phải phân tích nguy cơ từ những quốc gia hoặc vùng cụ thể;
b) Yêu cầu phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;
c) Kiểm tra tại nước xuất khẩu;
d) Yêu cầu các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu;
đ) Yêu cầu vật thể phải phân tích nguy cơ được sản xuất tại vùng không nhiễm sinh vật gây hại;
e) Kiểm tra, xử lý tại cửa khẩu;
g) Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu;
h) Các biện pháp khác.
...

Như vậy, theo quy định trên thì Biện pháp quản lý để giảm thiểu nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm:

- Cấm nhập khẩu vật thể phải phân tích nguy cơ từ những quốc gia hoặc vùng cụ thể;

- Yêu cầu phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;

- Kiểm tra tại nước xuất khẩu;

- Yêu cầu các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu;

- Yêu cầu vật thể phải phân tích nguy cơ được sản xuất tại vùng không nhiễm sinh vật gây hại;

- Kiểm tra, xử lý tại cửa khẩu;

- Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu;

- Các biện pháp khác.

Kiểm dịch thực vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kiểm dịch thực vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Để được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật ngoài có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng thì tổ chức cần đáp ứng đủ những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành kiểm dịch thực vật xuất khẩu theo trình tự, thủ tục như thế nào? Hồ sơ kiểm dịch ra sao?
Pháp luật
Hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tập trung vào những lĩnh vực cụ thể nào?
Pháp luật
Đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tới nơi không quy định trong Giấy phép kiểm dịch thì cá nhân bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người đưa đối tượng kiểm dịch thực vật ra các vùng trong lãnh thổ Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Lệ phí thực hiện thủ tục cấp lại Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật do bị mất là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu bằng cách nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh? Lệ phí cấp giấy chứng nhận là bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ quan cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật? Lệ phí cấp Thẻ hành nghề là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm dịch thực vật
1,209 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm dịch thực vật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào