Quy trình lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính phát hành trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024?
Quy trình lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính phát hành trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ hợp bảo lãnh phát hành bao gồm:
(1) Tổ chức bảo lãnh chính và/hoặc các tổ chức đồng bảo lãnh chính;
(2) Tổ chức bảo lãnh phát hành và/hoặc các tổ chức đồng bảo lãnh phát hành.
Vừa qua, Chính Phủ ban hành Nghị định 83/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP có bổ sung quy định mới về quy trình lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính phát hành trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 như sau:
(1) Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh phát hành, Kho bạc Nhà nước thông báo về kế hoạch tổ chức bảo lãnh phát hành trên trang điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán để các tổ chức đăng ký tham gia làm tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính. Nội dung thông báo bao gồm:
Thông tin dự kiến về đợt bảo lãnh phát hành: Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu (đồng tiền phát hành, kỳ hạn, mệnh giá, phương thức thanh toán gốc, lãi); khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành; định hướng lãi suất đối với từng kỳ hạn phát hành; thời điểm dự kiến phát hành, phương thức phát hành; thời điểm dự kiến đàm phán, ký kết hợp đồng bảo lãnh;
Thông tin về việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính: Điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP; thời hạn và địa điểm nhận hồ sơ đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính.
(2) Các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện và có nhu cầu trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính nộp hồ sơ được niêm phong trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc gửi bằng thư qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo thông báo của Kho bạc Nhà nước. Hồ sơ đăng ký gồm:
Đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính theo mẫu quy định tại Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 83/2023/NĐ-CP;
Đề xuất phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu với các nội dung cơ bản: Dự báo về tình hình thị trường trái phiếu và khả năng phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh; kế hoạch thực hiện đối với đợt bảo lãnh phát hành (dự kiến thành viên tổ hợp bảo lãnh, cách thức, thời gian triển khai thực hiện, dự kiến về khối lượng, lãi suất phát hành) đề xuất chi phí bảo lãnh phát hành trái phiếu; các cam kết của tổ chức bảo lãnh chính;
Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện để trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính bao gồm: bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương (Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu); tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động của tổ chức trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán.
(3) Sau khi kết thúc thời gian nhận hồ sơ, Kho bạc Nhà nước thành lập tổ mở hồ sơ niêm phong để đánh giá, lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính căn cứ vào điều kiện và phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu.
(4) Trong vòng tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ đăng ký làm tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính, Kho bạc Nhà nước thông báo kết quả lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính bằng văn bản cho các tổ chức đăng ký và công bố trên trang điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.
(5) Kho bạc Nhà nước và tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính thống nhất nội dung và ký hợp đồng nguyên tắc thực hiện đợt bảo lãnh phát hành trái phiếu theo mẫu do Bộ Tài chính hướng dẫn. Hợp đồng nguyên tắc là căn cứ để tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành/tổ chức đồng bảo lãnh phát hành.
(6) Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành/ đồng bảo lãnh phát hành báo cáo Kho bạc Nhà nước theo mẫu do Bộ Tài chính hướng dẫn để Kho bạc Nhà nước chấp thuận danh sách tổ chức bảo lãnh phát hành/đồng bảo lãnh phát hành.
Quy trình lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính phát hành trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024?
Chủ thể nào tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì:
- Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ là Bộ Tài chính.
- Đối với công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước, Bộ Tài chính tổ chức phát hành hoặc ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành và thực hiện các nghĩa vụ của chủ thể tổ chức phát hành theo quy định tại Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ là những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì:
(1) Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước:
- Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;
- Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.
(2) Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành trên thị trường quốc tế là tổ chức, cá nhân theo quy định của thị trường phát hành.
Nghị định 83/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?