Quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức nhằm thực hiện dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) như thế nào?
- Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định như thế nào?
- Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong việc thành lập và xác định thành phần của Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) được thực hiện ra sao?
- Quy trình, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) được thực hiện như thế nào?
Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Bình đẳng giới 2006, theo đó quy định như sau:
"Điều 21. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh;
b) Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ và nam;
c) Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và phụ lục thông tin, số liệu về giới có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3. Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung đánh giá bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;
b) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;
c) Tính khả thi của việc giải quyết vấn đề giới được điều chỉnh trong dự án, dự thảo;
d) Việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật."
Việc lồng ghép bình đẳng giới trong tổ chức, thực hiện dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) được thực hiện như thế nào?
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong việc thành lập và xác định thành phần của Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) được thực hiện ra sao?
Theo tiểu mục 1 Mục II Báo cáo 81/BC-BCT năm 2022, theo đó:
Thực hiện Điều 21 Luật bình đẳng giới, Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và Thông tư số 17/2014/TT-BTP ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Ban soạn thảo, Tổ biên tập của dự án Luật được xây dựng, cơ cấu với thành phần dựa trên ba yêu cầu cơ bản:
- Một là, bảo đảm được quy định chung của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Hai là, đáp ứng được những đặc thù về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, bao gồm các đại diện: các bộ, cơ quan ngang bộ; các chuyên gia, nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan đến dầu khí, kinh tế, dân sự, tư pháp...
- Ba là, đáp ứng được yêu cầu về lồng ghép giới trong thực hiện dự án luật với sự tham gia của đại diện cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và chuyên gia về giới.
Quy trình, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) được thực hiện như thế nào?
Theo tiểu mục 2 Mục II Báo cáo 81/BC-BCT năm 2022 quy định:
- Trong các phiên họp của Tổ biên tập và Ban soạn thảo về mục tiêu, các định hướng lớn trong việc xây dựng dự thảo Luật thì cơ quan chủ trì soạn thảo đều gián tiếp hoặc trực tiếp lồng ghép các vấn đề về bình đẳng giới; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dầu khí trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt về giới.
- Trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), cơ quan chủ trì soạn thảo đã tổ chức xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương cũng như ý kiến tham vấn của các viện nghiên cứu, các hiệp hội và các chuyên gia; đồng thời tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm xin ý kiến về các quy định được quy định trong dự thảo Luật.
- Nghiên cứu, tổ chức rà soát, đánh giá về thực trạng và hiệu quả thi hành các quy định liên quan của pháp luật về dầu khí trong đó gián tiếp có những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, cụ thể:
+ Cơ quan chủ trì soạn thảo đã tiến hành rà soát, nghiên cứu đánh giá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến các công tác bình đẳng giới, trong đó chú trọng các hoạt động ưu tiên tạo việc làm cho doanh nghiệp trong nước, cá nhân, thu hút tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
+ Tham khảo kinh nghiệm quốc tế đảm bảo các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được quyền bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dầu khí, hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta văn 8 hay nhất, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định dự toán gói thầu xây dựng là mẫu nào? Dự toán gói thầu xây dựng được xác định trên cơ sở nào?
- Trực tiếp bóng đá Việt Nam Singapore 26 12 AFF Cup 2024? Link xem trực tiếp Việt Nam Singapore 26 12? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?
- Mẫu quyết định khen thưởng cá nhân mới nhất? Tải mẫu quyết định khen thưởng mới nhất cho cá nhân ở đâu?
- Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi cuối kỳ, thi kết thúc học phần mới nhất? Cách viết đơn phúc khảo bài thi cuối kỳ thế nào?