Quy trình lấy mẫu đối với thức ăn chăn nuôi dạng viên được thực hiện theo tiêu chuẩn nào? Việc lấy mẫu thức ăn chăn nuôi có thể dùng vật chứa với điều kiện gì?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu có quy định cụ thể về việc lấy mẫu thức ăn chăn nuôi nhằm xây dựng các nguyên tắc chung. Trong đó, việc nhận dạng và kiểm tra lô hàng trước khi lấy mẫu được thực hiện như thế nào? Vật chứa mẫu cần đáp ứng điều kiện gì? Quy trình lấy mẫu đối với thức ăn chăn nuôi dạng viên được thực hiện theo tiêu chuẩn nào?

Lô hàng trước khi lấy mẫu thức ăn chăn nuôi cần phải được kiểm tra theo quy trình nào?

Việc nhận dạng và kiểm tra tổng quát về lô hàng trước khi lấy mẫu được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu cụ thể như sau:

"5 Nhận dạng và kiểm tra tổng quát về lô hàng trước khi lấy mẫu
Trước khi lấy mẫu, cần phải nhận dạng chính xác lô hàng và khi thích hợp, so sánh số lượng đơn vị có trong lô hàng, khối lượng hoặc thể tích của lô hàng, việc ghi trên vật chứa và nhãn với các mục ghi trong các tài liệu có liên quan,
Trong phần biên bản lấy mẫu, ghi lại mọi đặc trưng liên quan đến việc lấy mẫu đại diện về điều kiện của lô hàng và môi trường xung quanh.
Tách riêng các phần của lô hàng bị hư hỏng và/ hoặc nếu lô hàng không đồng nhất quá mức, thì chia lô hàng này thành các phần có các đặc tính giống nhau hơn. Coi các phần này là các lô hàng riêng biệt"

Việc lấy mẫu thức ăn chăn nuôi có thể dùng vật chứa với điều kiện gì?

Vật chứa mẫu được dùng trong quá trình lấy mẫu thức ăn chăn nuôi được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu như sau:

"7 Vật chứa mẫu
7.1 Yêu cầu chung
Vật chứa mẫu phải đảm bảo rằng các đặc tính của mẫu được duy trì cho đến khi tiến hành thử nghiệm. Chúng phải có kích cỡ sao cho đựng được gần như đầy mẫu. Vật chứa mẫu phải được niêm phong bởi người lấy mẫu và đại diện cơ sở được lấy mẫu đảm bảo không thể mở được nếu không làm hỏng niêm phong. Để bảo vệ vật chứa mẫu không bị vỡ hoặc hư hỏng niêm phong khi vận chuyển, có thể bao ngoài vật chứa mẫu bằng vật liệu chống sốc (ví dụ như phong bì cứng, túi nilon, cotton hoặc túi nhựa) và cũng dán niêm phong nếu cần. Việc niêm phong mẫu để chứng minh rằng mẫu không bị đánh tráo hay giả mạo trong khi lấy mẫu, vận chuyển và thử nghiệm mẫu nếu xảy ra tình huống khách hàng yêu cầu xem xét lại và/ hoặc khiếu nại liên quan kết quả thử nghiệm.
7.2 Tình trạng vệ sinh
Vật chứa mẫu phải sạch, khô và không có mùi lạ. Vật liệu của vật chứa mẫu không được ảnh hưởng đến chất lượng của mẫu.
7.3 Vật chứa mẫu đối với sản phẩm dạng rắn
Vật chứa mẫu đối với các sản phẩm dạng rắn và nắp đậy phải được làm bằng vật liệu không thấm nước và không thấm mỡ (ví dụ như làm bằng vật liệu thủy tinh, thép không gỉ, thiếc hoặc vật liệu chất dẻo thích hợp), phải có miệng rộng và tốt nhất là dạng hình trụ và phải có dung tích thích hợp với cỡ mẫu cần lấy. Các túi bằng chất dẻo phù hợp cũng có thể được sử dụng. Các vật chứa phải có khả năng bảo đảm độ kín và không thấm nước. Các mẫu được dùng để xác định các chất nhạy cảm cao với ánh sáng (ví dụ như các vitamin A, D3, axit folic, B2 và C) và các chất kém nhạy cảm với ánh sáng hơn (ví dụ như các vitamin K3, B6 và B12) thì phải được đựng trong bao bì kín, làm bằng vật liệu tránh ánh sáng, tốt nhất là sử dụng các vật chứa có màu tối.
7.4 Vật chứa mẫu đối với sản phẩm dạng lỏng và bán lỏng
Vật chứa mẫu đối với các sản phẩm dạng lỏng, bán lỏng được làm bằng vật liệu thủy tinh hoặc chất dẻo, có dung tích thích hợp với cỡ mẫu cần lấy, kín khí và tốt nhất là tối màu. Các mẫu được dùng để xác định các chất nhạy cảm với ánh sáng thì phải đựng mẫu trong các vật chứa đáp ứng được các yêu cầu trong 7.3."

Quy trình lấy mẫu đối với thức ăn chăn nuôi dạng viên được thực hiện theo tiêu chuẩn nào?

Quy trình lấy mẫu đối với thức ăn chăn nuôi dạng viên được thực hiện theo tiêu chuẩn nào?

Quy trình lấy mẫu đối với thức ăn chăn nuôi dạng viên được thực hiện theo tiêu chuẩn nào?

Tại tiểu mục 8.4.5 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu có quy định quy trình lấy mẫu hạt ngũ cốc, hạt có dầu, đậu đỗ và thức ăn chăn nuôi dạng viên cụ thể như sau:

"8.4 Lấy mẫu hạt ngũ cốc, hạt có dầu, đậu đỗ và thức ăn chăn nuôi dạng viên
[...]
8.4.5 Quy trình lấy mẫu
8.4.5.1 Khái quát
Việc lấy mẫu phải tiến hành theo 8.1. Lấy mẫu các sản phẩm để rời hoặc đựng rời trong contenơ, nếu có thể, cần thực hiện trong khi nạp hoặc dỡ hàng. Tương tự, nếu sản phẩm được chuyển trực tiếp sang xilô hoặc kho chứa hàng thì việc lấy mẫu cần thực hiện ngay trong khi chuyển hàng, nếu có thể.
8.4.5.2 Lấy mẫu để rời
Khi lấy mẫu để rời, ví dụ như để thành đống, thì xác định số lượng mẫu ban đầu cần lấy, có tính đến số lượng mẫu ban đầu tối thiểu quy định trong 8.4.3. Lựa chọn vị trí lấy ngẫu nhiên từng mẫu ban đầu, việc chọn mỗi vị trí phải quan tâm đến vùng bề mặt và độ sâu sao cho tất cả các phần của lô hàng đều có cơ hội được chọn như nhau.
Khi lấy mẫu sản phẩm đang chuyển động, lấy bằng thủ công hoặc bằng máy các mẫu ban đầu trên toàn bộ mặt cắt của dòng chảy, với các khoảng thời gian phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy, như sau: Sử dụng tốc độ dòng và cỡ lô để xác định thời gian lô hàng đi qua điểm lấy mẫu. Chia thời gian này cho số lượng mẫu ban đầu cần lấy để có được khoảng thời gian cần lấy mẫu. Tại mỗi khoảng thời gian này lấy ngẫu nhiên một mẫu ban đầu.
8.4.5.3 Lấy mẫu từ các bao gói
Từ lô hàng chọn ngẫu nhiên số lượng bao gói để lấy mẫu ban đầu, có tính đến số lượng mẫu ban đầu tối thiểu được quy định trong 8.4.3. Mở bao gói và dùng dụng cụ mô tả trong 6.3.1.2 để lấy ra các mẫu ban đầu.
Nếu mẫu ban đầu phải lấy ra từ các bao gói kín, có thể sử dụng ống xiên dạng túi hoặc que thăm mẫu. Ống xiên dạng túi có thể được dùng lấy mẫu theo phương nằm ngang hoặc phương thẳng đứng nhưng phải lấy theo đường chéo của bao gói. Các mẫu ban đầu từ bao gói có thể được lấy sâu bên trong hoặc ở ba mức: trên, giữa và dưới.
Sau khi lấy các mẫu ban đầu, đóng kín bao gói lại.
Nếu không thể hoặc không thích hợp khi sử dụng phương pháp trên (hoặc hỗn hợp mẫu không đồng nhất hoặc không phải dạng viên) thì đổ hết lượng chứa trong bao gói ra một bề mặt sạch, khô, rồi trộn kỹ và lấy một xẻng đầy làm một mẫu ban đầu."

Như vậy, thông qua Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu, việc lấy mẫu thức ăn được quy định chi tiết thực hiện về nhận dạng và kiểm tra tổng quát về lô hàng trước khi lấy mẫu, vật chứa mẫu cũng như quy trình lấy mẫu đối với các loại thức ăn chăn nuôi nói chung và hạt ngũ cốc, hạt có dầu, đậu đỗ và thức ăn chăn nuôi dạng viên nói riêng.

Thức ăn chăn nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thức ăn chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quảng cáo thức ăn chăn nuôi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chăn nuôi là gì? Cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng cần phải đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Thức ăn chăn nuôi thương mại là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì?
Pháp luật
Sản phẩm thức ăn truyền thống trong chăn nuôi được công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung nào?
Pháp luật
Bản công bố hợp quy sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã được thông báo tiếp nhận, sau đó có chỉnh sửa thì nộp lại hồ sơ có được tiếp nhận không?
Pháp luật
Doanh nghiệp Việt Nam muốn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi với tên A tại nước ngoài về sang chiết và lưu hành tại việt Nam với tên B có được không?
Pháp luật
Trường hợp nào được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ khi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử không?
Pháp luật
Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc thì phải tự công bố thông tin tại cơ quan nào?
Pháp luật
Trong lĩnh vực chăn nuôi thì thức ăn đậm đặc là gì? Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn đậm đặc gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thức ăn chăn nuôi
3,846 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thức ăn chăn nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thức ăn chăn nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào