Quy trình huy động, sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện như thế nào?
- Quy trình huy động, sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện như thế nào?
- Trách nhiệm, thẩm quyền phân bổ nguồn lực tài chính hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai được quy định ra sao?
- Để khắc phục do thiên tai gây ra, hàng hóa, dân sinh, nhà ở được hỗ trợ những gì?
Quy trình huy động, sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 66/2021/NĐ-CP có quy định về quy trình huy động và sử dụng ngân sách địa phương như sau:
- Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng ngân sách cấp mình để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;
- Trường hợp thiệt hại lớn, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, sau khi sử dụng ngân sách cấp mình để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới;
- Căn cứ Quyết định hỗ trợ kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai của Ủy ban nhân dân cấp trên, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp dưới có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phân bổ kịp thời để triển khai thực hiện, thời hạn chậm nhất 20 ngày kể từ ngày có quyết định hỗ trợ; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện về Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên trước ngày 20 tháng cuối quý để tổng hợp báo cáo;
- Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét thu hồi, điều chuyển kinh phí hỗ trợ và xử lý các trường hợp sử dụng sai mục đích, đối tượng hoặc để chậm trễ, gây lãng phí, kém hiệu quả.
Quy trình huy động, sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện như thế nào?
Trách nhiệm, thẩm quyền phân bổ nguồn lực tài chính hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 66/2021/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm, thẩm quyền phân bổ nguồn lực tài chính hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai như sau:
- Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ đề xuất của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, quỹ dự trữ tài chính, quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng và hiệu quả.
Trường hợp vượt quá khả năng cân đối của địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp đề xuất nhu cầu, báo cáo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ đề xuất của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bố trí, phân bổ nguồn lực trong phạm vi chức năng, quyền hạn để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi quản lý và hỗ trợ các địa phương theo thẩm quyền; trường hợp quá khả năng, báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Để khắc phục do thiên tai gây ra, hàng hóa, dân sinh, nhà ở được hỗ trợ những gì?
Tại Điều 18 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định hỗ trợ về hàng hóa, dân sinh khắc phục hậu quả thiên tai như sau:
- Hàng hóa thuộc dự trữ quốc gia
Việc phân phối, hỗ trợ hàng hóa thuộc dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa dự trữ quốc gia.
- Hỗ trợ về dân sinh
+ Hỗ trợ về dân sinh bao gồm hỗ trợ về lương thực, hỗ trợ chi phí điều trị cho người bị thương nặng, hỗ trợ chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai;
+ Đối tượng được hỗ trợ gồm người dân, hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai;
+ Mức hỗ trợ, quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Hỗ trợ về nhà ở bị thiệt hại do thiên tai
+ Đối tượng được hỗ trợ gồm người dân, hộ gia đình có nhà ở bị thiệt hại do thiên tai theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
+ Mức hỗ trợ, cơ chế hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; trường hợp thiên tai gây thiệt hại lớn về nhà ở, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?