Quy trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn được thực hiện như thế nào? Ai có quyền xây dựng chương trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn?

Xin cho hỏi là quy trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn được thực hiện như thế nào? Ai có quyền xây dựng chương trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn? - câu hỏi của anh An (TP. HCM)

Quy trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn được thực hiện như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 12 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:

Quy trình giám sát
...
2- Giám sát theo chuyên đề:
a) Xây dựng chương trình giám sát hằng năm và thông báo cho đối tượng giám sát.
b) Thành lập đoàn giám sát, tổ giám sát (gọi chung là đoàn giám sát); xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể đối với tổ chức công đoàn hoặc cán bộ công đoàn.
c) Có văn bản yêu cầu đối tượng giám sát viết báo cáo và cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.
d) Đoàn giám sát nghiên cứu báo cáo, tài liệu; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan; chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
đ) Chủ thể giám sát yêu cầu tổ chức công đoàn được giám sát hoặc tổ chức công đoàn có cán bộ được giám sát tổ chức hội nghị để đối tượng giám sát báo cáo; đoàn giám sát trình bày dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận.
e) Thông báo kết quả giám sát bằng văn bản đến tổ chức công đoàn, cán bộ được giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan.
g) Theo dõi, đôn đốc đối tượng giám sát thực hiện thông báo kết quả giám sát.

Theo đó, quy trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn được thực hiện theo các bước sau đây:

- Xây dựng chương trình giám sát hằng năm và thông báo cho đối tượng giám sát.

- Thành lập đoàn giám sát, tổ giám sát (gọi chung là đoàn giám sát); xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể đối với tổ chức công đoàn hoặc cán bộ công đoàn.

- Có văn bản yêu cầu đối tượng giám sát viết báo cáo và cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.

- Đoàn giám sát nghiên cứu báo cáo, tài liệu; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan; chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả giám sát.

- Chủ thể giám sát yêu cầu tổ chức công đoàn được giám sát hoặc tổ chức công đoàn có cán bộ được giám sát tổ chức hội nghị để đối tượng giám sát báo cáo; đoàn giám sát trình bày dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận.

- Thông báo kết quả giám sát bằng văn bản đến tổ chức công đoàn, cán bộ được giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Theo dõi, đôn đốc đối tượng giám sát thực hiện thông báo kết quả giám sát.

Ai có quyền xây dựng chương trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn?

giám sát theo chuyên đề

Ai có quyền xây dựng chương trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn? (Hình từ internet)

Theo điểm a khoản 1 Điều 14 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:

Thẩm quyền và trách nhiệm của chủ thể giám sát
1- Thẩm quyền của chủ thể giám sát:
a) Ban hành các văn bản về thực hiện công tác giám sát (như chương trình, kế hoạch, thông báo, quyết định giám sát).
b) Cử đại diện lãnh đạo hoặc cán bộ theo dõi lĩnh vực, địa bàn dự các cuộc họp, hội nghị của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực công đoàn cùng cấp và các tổ chức công đoàn cấp dưới theo quy định; lập các đoàn, tổ giám sát để tiến hành các cuộc giám sát; nắm tình hình liên quan đến đối tượng được giám sát.
c) Chủ thể giám sát, đoàn giám sát, cán bộ được giao nhiệm vụ giám sát được yêu cầu đối tượng giám sát, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, trả lời, trao đổi về những nội dung liên quan đến việc giám sát; yêu cầu tổ chức công đoàn quản lý đối tượng giám sát phối hợp thực hiện.
d) Qua giám sát, chủ thể giám sát nhận xét, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân; rút kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; bổ sung, sửa đổi, nhắc nhở, cảnh báo, kiến nghị những vấn đề cần thiết.
đ) Khi phát hiện đối tượng giám sát thực hiện không đúng Điều lệ, nghị quyết, các quy định của công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước thì yêu cầu khắc phục, sửa chữa hoặc xử lý theo thẩm quyền; nếu thấy cần thiết thì yêu cầu hủy bỏ quyết định, quy định sai trái đó.
...

Theo đó, chủ thể giám sát có quyền xây dựng chương trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn.

Đối tượng giám sát trong tổ chức công đoàn có trách nhiệm gì?

Theo khoản 2 Điều 15 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định về trách nhiệm của đối tượng giám sát trong tổ chức công đoàn như sau:

Trách nhiệm và quyền của đối tượng giám sát và tổ chức, cá nhân liên quan
1- Trách nhiệm của đối tượng giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của công đoàn về công tác giám sát. Chấp hành các yêu cầu, quyết định của chủ thể giám sát hoặc của tổ chức công đoàn có thẩm quyền.
b) Có trách nhiệm mời chủ thể giám sát và cán bộ được phân công giám sát dự các cuộc họp, hội nghị; cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu; tham dự đầy đủ các cuộc họp, buổi làm việc được triệu tập; báo cáo, trao đổi đầy đủ, trung thực với chủ thể giám sát về các nội dung được yêu cầu.
c) Thực hiện quyết định, thông báo, tiếp thu việc nhắc nhở, cảnh báo, các đề nghị hoặc yêu cầu của chủ thể giám sát; nghiên cứu, xem xét để phát huy mặt mạnh; khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm hoặc hậu quả gây ra và báo cáo với chủ thể giám sát đúng quy định.
d) Không được gây khó khăn, trở ngại; không được từ chối khi có yêu cầu giám sát của chủ thể giám sát có thẩm quyền; không để lộ bí mật nội dung giám sát và các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.
...
Công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đối tượng nào đóng đoàn phí công đoàn? Đóng bao nhiêu?
Pháp luật
Thể lệ Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 thế nào? Cơ cấu giải thưởng Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5?
Pháp luật
Có bắt buộc doanh nghiệp phải tham gia công đoàn cho tất cả người lao động hay không? Công đoàn có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động?
Pháp luật
Trách nhiệm của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh trong quản lý tài chính, tài sản công đoàn quy định thế nào?
Pháp luật
Người lao động không tham gia công đoàn thì có được trừ khoản đoàn phí khi tính thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Công đoàn là gì? Mẫu đơn xin gia nhập công đoàn mới nhất năm 2022 và quyền lợi khi gia nhập công đoàn trong doanh nghiệp?
Pháp luật
Có được gia nhập tổ chức công đoàn đối với người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam không?
Pháp luật
Tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách tại cơ sở được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện tham gia ban chấp hành công đoàn trong đơn vị sự nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ công đoàn không chuyên trách có được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn không?
Pháp luật
Giám đốc có được quyền bắt buộc công đoàn cung cấp thông tin về chi tiêu/quỹ của công đoàn hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn
1,508 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào