Quy trình chiết độc tính trong chất thải rắn sử dụng nước như thế nào? Mẫu thử được lưu giữ ở đâu?

Tôi có câu hỏi là quy trình chiết độc tính trong chất thải rắn sử dụng nước như thế nào? Mẫu thử trong quy trình chiết độc tính trong chất thải rắn được lưu giữ ở đâu? Câu hỏi của anh T.L đến từ Bình Dương.

Quy trình chiết độc tính trong chất thải rắn sử dụng nước như thế nào?

Quy trình chiết độc tính trong chất thải rắn sử dụng nước theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9239:2012 như sau:

Thuốc thử và hóa chất
4.1. Nước đã loại ion (DI).
4.2. Axit clohydric 1 N, có sẵn trên thị trường; hoặc pha loãng 83 mL HCl đậm đặc đến 1000 mL.
4.3. Natri hydroxit 1 N, Pha loãng 40 g NaOH rắn đến 1000 mL với nước đã loại ion. Dung dịch này được dùng trong chuẩn bị dịch chiết #1 (4.5.1).
4.4. Axit axetic băng, được dùng trong chuẩn bị dịch chiết.
4.5. Dịch chiết
4.5.1. Dịch chiết #1: Cho 11,4 mL axit axetic băng vào 1000 mL nước đã loại ion. Thêm vào dung dịch này 128,6 mL dung dịch NaOH 1 N đã được pha theo 4.3 ở trên. Pha loãng dung dịch này thành 2 lít với nước đã loại ion. pH phải là 4,93 ± 0,05 (pH từ 4,88 - 4,98). Bổ sung axit hoặc kiềm để điều chỉnh pH nếu cần. Nếu pH của dịch chiết không nằm trong khoảng này, thì thải bỏ dịch chiết đó và pha lại.
4.5.2. Dịch chiết #2: Cho 11,4 mL axit axetic băng vào 1000 mL nước đã loại ion. Pha loãng dung dịch này thành 2 lít. pH phải là 2,88 ± 0,05 (pH từ 2,83 - 2,93). Bổ sung thêm axit hoặc kiềm để điều chỉnh pH nếu cần. Nếu pH của dịch chiết không nằm trong khoảng này, thì thải bỏ dịch chiết đó và pha lại.

Như vậy, theo quy định trên thì quy trình chiết độc tính trong chất thải rắn sử dụng nước đã loại ion (DI).

chiết độc tính trong chất thải rắn

Quy trình chiết độc tính trong chất thải rắn sử dụng nước như thế nào? Mẫu thử được lưu giữ ở đâu? (Hình từ Internet)

Mẫu thử trong quy trình chiết độc tính trong chất thải rắn được lưu giữ ở đâu?

Mẫu thử trong quy trình chiết độc tính trong chất thải rắn được lưu giữ theo quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9239:2012 như sau:

Lấy mẫu, bảo quản và xử lý mẫu
5.1. Mẫu được lưu giữ trong phòng kim loại hoặc trong tủ lạnh, đặt trong phòng nhận mẫu của phòng thí nghiệm. Nếu mẫu cũng được phân tích các chất hữu cơ thì mẫu sẽ được lưu giữ trong tủ lạnh. Để mẫu đông lạnh trở về nhiệt độ phòng trước khi xác định pH hoặc bắt đầu quá trình chiết.
5.2. Tất cả dụng cụ thủy tinh cần phải được làm sạch theo FLDEP SOP MT-007-2.11, Procedure for Cleaning Metals Lab (Quy trình làm sạch kim loại của phòng thí nghiệm). Bộ dụng cụ lọc cần phải được làm sạch bằng cách tháo rời máy lọc (đặc biệt là gỡ vòng lót ra), ngâm trong nước xà phòng, cọ nhẹ với bàn chải (cần phải cẩn thận để không làm hư hại lớp phủ teflon), và súc rửa kỹ với nước đã loại ion - nước DI).
CHÚ THÍCH: Nếu bộ dụng cụ lọc không sạch được vì cặn chất hữu cơ, thì sử dụng dung môi hữu cơ (hexan, axeton, metanol hoặc methylen clorua) để hòa tan cặn đó và lặp lại bước này nếu cần. Cần chú ý thải bỏ chất thải hữu cơ vào thùng đựng thích hợp.
5.3. Các mẫu không được bảo quản trước khi chiết. Sau khi tách các pha lỏng và pha rắn của phần chiết, chia phần chiết sau cùng thành hai phần bằng nhau và axit hóa một phần của pha lỏng của phần chiết bằng cách thêm axit nitric (loại tinh khiết kim loại) cho đến khi pH của pha lỏng là < 2.
CẢNH BÁO: Không được axit hóa bất cứ phần nào không phải là nước của mẫu.
Axit nitric không được trộn với các hợp chất hữu cơ vì có khả năng xảy ra phản ứng nguy hiểm. Đánh dấu chai đựng phần chiết đã axit hóa là "bảo quản".

Như vậy, theo quy định trên thì mẫu thử trong quy trình chiết độc tính trong chất thải rắn được lưu giữ trong phòng kim loại hoặc trong tủ lạnh, đặt trong phòng nhận mẫu của phòng thí nghiệm.

Nếu mẫu cũng được phân tích các chất hữu cơ thì mẫu sẽ được lưu giữ trong tủ lạnh.

Để mẫu đông lạnh trở về nhiệt độ phòng trước khi xác định pH hoặc bắt đầu quá trình chiết.

Phần trăm chất rắn trong quy trình chiết độc tính được coi là phần gì?

Phần trăm chất rắn trong quy trình chiết độc tính được quy định tại tiết 6.1.2 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9239:2012 như sau:

Quy trình chuẩn bị mẫu
CHÚ THÍCH: Phải ghi lại tất cả thông tin cần thiết một cách rõ ràng và chính xác trong sổ ghi chép TCLP.
6.1. Đánh giá sơ bộ
6.1.1. Quan sát trực quan mẫu gốc. Ghi vào sổ số lượng pha mẫu, mẫu là đồng nhất hay không đồng nhất, mẫu là chất rắn 100 % hay không và mô tả vẻ bề ngoài của mẫu.
6.1.2. Xác định phần trăm các chất rắn
6.1.2.1. Phần trăm chất rắn được coi là phần của một mẫu chất thải từ đó không chảy ra dịch lỏng nào khi bị ép với một áp suất đã định. Nếu mẫu là cát hoặc đất và hiển nhiên không chứa dịch lỏng, thì mẫu có thể được giả định là 100 % chất rắn và không cần phải xác định phần trăm chất rắn nữa. Nếu không chắc chắn liệu mẫu có phải là 100 % chất rắn hay không thì phải xác định tỷ lệ chất rắn.

Như vậy, theo quy định trên thì phần trăm chất rắn trong quy trình chiết độc tính được coi là phần của một mẫu chất thải từ đó không chảy ra dịch lỏng nào khi bị ép với một áp suất đã định.

Nếu mẫu là cát hoặc đất và hiển nhiên không chứa dịch lỏng, thì mẫu có thể được giả định là 100 % chất rắn và không cần phải xác định phần trăm chất rắn nữa. Nếu không chắc chắn liệu mẫu có phải là 100 % chất rắn hay không thì phải xác định tỷ lệ chất rắn.

Chất thải rắn Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chất thải rắn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân không thu gom vận chuyển chất thải rắn thông thường phải chuyển vào bờ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường từ nước ngoài vào Việt Nam có bị vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Việc sử dụng chất thải rắn phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Pháp luật
Quy trình chiết độc tính trong chất thải rắn sử dụng nước như thế nào? Mẫu thử được lưu giữ ở đâu?
Pháp luật
Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là gì? Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh được phân loại thế nào?
Pháp luật
Đơn vị tính khối lượng chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trong quy hoạch xây dựng theo quy định mới nhất như thế nào?
Pháp luật
Chiết tách chất thải rắn bằng nước có quy trình lấy mẫu và quy trình thực hiện như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Dự án phát điện sử dụng chất thải rắn bị thu hồi khi nào? Chủ đầu tư dự án này gửi bản sao Giấy chứng nhận đầu tư đã được chứng thực về Bộ Công Thương trong bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải rắn
576 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải rắn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất thải rắn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào