Quy trình chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập được thực hiện theo mấy bước?
- Quy trình chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập được thực hiện theo mấy bước?
- Đề án chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để thành lập doanh nghiệp mới cần có những nội dung chủ yếu nào?
- Quyết định chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần được gửi đến những đối tượng nào?
Quy trình chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập được thực hiện theo mấy bước?
Theo Điều 18 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì quy trình chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập được thực theo các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp lập 04 bộ Hồ sơ gốc đề nghị chia doanh nghiệp gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để thẩm định;
Bước 2: Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị chia doanh nghiệp cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, cơ quan đại diện chủ sở hữu lập báo cáo thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương.
Bước 4: Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định chia doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.
Bước 5: Sau khi có quyết định chia, tách, doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án chia doanh nghiệp.
Quy trình chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập được thực hiện theo mấy bước? (Hình từ Internet)
Đề án chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để thành lập doanh nghiệp mới cần có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về đề án chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
...
2. Đề án hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ các doanh nghiệp trước và sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
b) Sự cần thiết của việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp; sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;
c) Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
d) Phương án sắp xếp, sử dụng lao động;
đ) Phương án xử lý tài chính, chuyển đổi, bàn giao vốn, tài sản và giải quyết các quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
e) Thời hạn thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp;
g) Trường hợp chia, tách doanh nghiệp để hình thành các doanh nghiệp mới thì Đề án chia, tách doanh nghiệp bao gồm thêm các nội dung khác quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
Theo quy định trên thì đề án chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để thành lập doanh nghiệp mới cần có những nội dung chủ yếu như:
(1) Tên, địa chỉ các doanh nghiệp trước và sau khi chia doanh nghiệp
(2) Sự cần thiết của việc chia doanh nghiệp; sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;
(3) Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp sau chia;
(4) Phương án sắp xếp, sử dụng lao động;
(5) Phương án xử lý tài chính, chuyển đổi, bàn giao vốn, tài sản và giải quyết các quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp liên quan đến việc hợp chia doanh nghiệp
(6) Thời hạn thực hiện chia doanh nghiệp;
(7) Căn cứ pháp lý, mục tiêu, sự cần thiết thành lập doanh nghiệp;
(8) Mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp và thời gian hoạt động;
(9) Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh; danh mục sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng;
(10) Đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;
(11) Tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng; công nghệ dự kiến áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm sau khi thành lập;
(12) Mức vốn điều lệ; dự kiến tổng vốn đầu tư (trường hợp thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với thực hiện dự án đầu tư); nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước; phương án hoàn trả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với doanh nghiệp;
(14) Dự kiến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội;
(15) Dự kiến khả năng cung ứng nguồn lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, công nghệ và các điều kiện cần thiết khác để hoạt động sau khi thành lập.
Quyết định chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần được gửi đến những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về những đối tượng mà doanh nghiệp cần gửi quyết định chia doanh nghiệp như sau:
Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
1. Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp phải quy định rõ việc kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách.
2. Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, hợp đồng hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được ban hành.
Như vậy, doanh nghiệp sau khi đã có quyết định chia doanh nghiệp thì cần gửi quyết định đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày quyết định được ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?