Quy trình cấp Giấy phép xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân đối với chủ đầu tư thực hiện như thế nào?
- Thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân bao gồm mấy bước?
- Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân gồm các giấy tờ nào?
- Quy trình cấp Giấy phép xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân đối với chủ đầu tư thực hiện như thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm thế nào?
Thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân bao gồm mấy bước?
Có 04 bước thực hiện thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân bao gồm: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản thi công vẽ và các bước thiết kế theo thông lệ quốc tế. Cụ thể theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định:
Thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân
1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước:
a) Thiết kế cơ sở được quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này;
b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế tiếp theo;
c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình;
d) Các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế.
Quy trình cấp Giấy phép xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân đối với chủ đầu tư thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân gồm các giấy tờ nào?
Về hồ sơ thiết kế xây dựng công trình gồm các giấy tờ tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định như sau:
- Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát, quy trình bảo trì công trình, dự toán xây dựng công trình;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều này thì Bộ Công Thương quy định nội dung các bước thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân; quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế (được hướng dẫn bởi Thông tư 23/2013/TT-BCT).
Quy trình cấp Giấy phép xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân đối với chủ đầu tư thực hiện như thế nào?
Chủ đầu tư xin cấp Giấy phép xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân cần chuẩn bị, thực thiện theo Điều 25 Nghị định 70/2010/NĐ-CP:
* Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ gồm:
+ Tờ trình đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
+ Thiết kế nhà máy điện hạt nhân đã được lựa chọn;
+ Báo cáo phân tích an toàn giai đoạn cấp phép xây dựng quy định tại Điều 10 Nghị định 70/2010/NĐ-CP;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 19 Nghị định này;
+ Kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Quy trình bảo đảm chất lượng quy định tại Điều 13 Nghị định 70/2010/NĐ-CP;
+ Kế hoạch tháo dỡ quy định tại Điều 35 Nghị định 70/2010/NĐ-CP;
+ Kế hoạch quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quy định tại Điều 15 Nghị định 70/2010/NĐ-CP.
* Bước 2: Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, cấp Giấy phép xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân sau khi có ý kiến của Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.
* Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Trong vòng 15 ngày, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ từ chủ đầu tư các Bộ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ và có quyền yêu cầu bổ sung thông tin, tài liệu theo quy định và hoàn thành trong thời hạn sau đây:
+ Không quá 03 tháng đối với thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Không quá 15 tháng đối với thẩm định Báo cáo phân tích an toàn và cấp Giấy phép xây dựng.
Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm thế nào?
Theo Điều 26 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt.
1. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình.
2. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng và lắp đặt công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng đã ký.
3. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt do nhà thầu cung cấp theo hợp đồng.
4. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt bao gồm cả việc tuân thủ các quy định về kiểm soát vật liệu hạt nhân, an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân của nhà thầu.
5. Tạo điều kiện để cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân kiểm tra an toàn trong các đợt kiểm tra của cơ quan này.
6. Tổ chức, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan thông tin, tuyên truyền về dự án điện hạt nhân.
7. Đề nghị Ủy ban nhân dân địa phương, cơ quan công an, quân đội phối hợp đảm bảo an ninh cho công trường nhà máy điện hạt nhân.
8. Thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố khi xảy ra sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân trên công trường thi công nhà máy điện hạt nhân và khu vực liên quan ngoài công trường.
9. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?