Quy trình bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam với nguồn nhân sự tại chỗ hội nghị tập thể lãnh đạo lần 1 và lần 3 thực hiện như thế nào?
- Hội nghị tập thể lãnh đạo lần 1 trong quy trình bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đối với nguồn nhân sự tại chỗ thực hiện như thế nào?
- Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng trong quy trình bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu Viện Khoa học thực hiện như thế nào?
- Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự trong quy trình bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu Viện Khoa học như thế nào?
Hội nghị tập thể lãnh đạo lần 1 trong quy trình bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đối với nguồn nhân sự tại chỗ thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về quy trình bổ nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ như sau:
Quy trình bổ nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ
...
2. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ
a) Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1).
- Chủ trì hội nghị: Người đứng đầu đơn vị.
- Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị; người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị.
- Nội dung:
Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.
Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
...
Theo đó, chủ trì hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1) là người đứng đầu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
- Thành phần Hội nghị: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Viện Khoa học; người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của Viện.
- Nội dung Hội nghị:
Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ của Viện Khoa học và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.
Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
Quy trình bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam với nguồn nhân sự tại chỗ hội nghị tập thể lãnh đạo lần 1 và lần 3 thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng trong quy trình bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu Viện Khoa học thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Quy trình bổ nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ
...
2. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ
...
b) Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng.
- Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị.
- Thành phần: Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy (nơi không có Ban thường vụ Đảng ủy) hoặc Bí thư, Phó bí thư (nơi không có cấp ủy), người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị; người đứng đầu đơn vị thuộc và trực thuộc. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
- Nội dung:
+ Thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.
+ Tiến hành lấy phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm bằng phiếu kín.
- Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào có số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo.
Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do đơn vị chuẩn bị, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này.
...
Theo đó, chủ trì, thành phần, nội dung hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng theo quy định cụ thể trên.
Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự trong quy trình bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu Viện Khoa học như thế nào?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Quy trình bổ nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ
...
2. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ
...
đ) Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự (Hội nghị tập thể lãnh đạo lần 3).
- Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị.
- Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị; người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị.
- Nội dung: Thảo luận và biểu quyết nhân sự.
- Trình tự thực hiện:
+ Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị.
+ Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).
+ Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc cấp ủy đơn vị (nơi không có ban thường vụ) hoặc toàn thể chi bộ (nơi không có cấp ủy) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm; tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín).
- Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp có 02 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để đề nghị bổ nhiệm; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Bộ trưởng, Ban cán sự đảng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định.
Phiếu biểu quyết nhân sự bổ nhiệm do đơn vị chuẩn bị, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản.
Theo đó, tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự hay Hội nghị tập thể lãnh đạo lần 3 là bước thứ 5 trong quy trình bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đối với nguồn nhân sự tại chỗ thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?