Quy trình bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện theo trình tự như thế nào?

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do cơ quan nào bầu ra? Chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần đáp ứng các điều kiện gì? Quy trình bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện theo trình tự như thế nào? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Mai ở Long Thành.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do cơ quan nào bầu ra?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;
...

Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ do Quốc hội bầu ra.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Hình từ Internet)

Chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?

Căn cứ tiết 2.16 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 có quy định về tiêu chuẩn đối với chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao như sau:

KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
...
2.16. Chức danh khối cơ quan tư pháp
...
b) Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
b.1) Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; đủ tiêu chuẩn chức danh kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công. Có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan tư pháp và công tố. Công tâm, khách quan trong chỉ đạo điều tra, truy tố. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp tỉnh hoặc lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Như vậy, ngoài những tiêu chuẩn chung được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 thì chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có những phẩm chất, năng lực sau:

- Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế;

- Đủ tiêu chuẩn chức danh kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công.

- Có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan tư pháp và công tố.

- Công tâm, khách quan trong chỉ đạo điều tra, truy tố.

- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp tỉnh hoặc lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Quy trình bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện theo trình tự nào?

Căn cứ theo Điều 35 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định thực hiện bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:

- Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.

- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch nước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

- Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).

- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

- Quốc hội bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.

- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầuViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Quốc hội thảo luận.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thuý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.

- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,675 lượt xem
Viện trưởng Viện kiểm sát
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là cán bộ hay công chức?
Pháp luật
Tiêu chuẩn về trình độ học vấn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là gì? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Viện trưởng VKSND tỉnh?
Pháp luật
Bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bằng hình thức nào? Danh sách đề cử do ai trình?
Pháp luật
Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đúng không?
Pháp luật
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức những chức danh nào?
Pháp luật
Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng hay Thiếu tướng?
Pháp luật
Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu có phải chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân không?
Pháp luật
Viện trưởng Viện kiểm sát nhận hối lộ thì sẽ xử lý như thế nào? Đầu thú về tội nhận hối lộ thì có được giảm nhẹ hình phạt?
Pháp luật
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nẵng do ai bổ nhiệm? Quy trình bổ nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội là mấy năm kể từ ngày được bổ nhiệm?
Pháp luật
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? Có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viện trưởng Viện kiểm sát

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viện trưởng Viện kiểm sát

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào