Quỹ tín dụng nhân dân không được thực hiện những hành vi nào trong quá trình thu hồi Giấy phép hoạt động và thanh lý tài sản của quỹ?
- Quỹ tín dụng nhân dân không được thực hiện những hành vi nào trong quá trình thu hồi Giấy phép hoạt động và thanh lý tài sản của quỹ?
- Quỹ tín dụng nhân dân hết thời hạn hoạt động thì có bị thu hồi Giấy phép hoạt động không?
- Trường hợp quỹ tín dụng nhân dân phá sản thì cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động của quỹ?
Quỹ tín dụng nhân dân không được thực hiện những hành vi nào trong quá trình thu hồi Giấy phép hoạt động và thanh lý tài sản của quỹ?
Những hành vi không được thực hiện trong quá trình thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 15 Thông tư 23/2018/TT-NHNN như sau:
Các hành vi không được thực hiện trong quá trình thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân
Kể từ ngày Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân thông qua đề nghị thu hồi Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân giải thể tự nguyện hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân lập hồ sơ đề nghị giải thể, quỹ tín dụng nhân dân, người quản lý, người điều hành, người lao động của quỹ tín dụng nhân dân không được thực hiện các hành vi sau đây:
1. Cất giấu, tẩu tán tài sản của quỹ tín dụng nhân dân, hoàn trả vốn góp của thành viên.
2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ.
3. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của quỹ tín dụng nhân dân.
4. Cầm cố, thế chấp, tặng cho và cho thuê tài sản của quỹ tín dụng nhân dân.
5. Ký kết thỏa thuận, hợp đồng mới trừ các thỏa thuận, hợp đồng nhằm thực hiện chấm dứt hoạt động.
6. Chuyển tiền, tài sản của quỹ tín dụng nhân dân ra nước ngoài.
Như vậy, theo quy định, trong quá trình thu hồi Giấy phép hoạt động và thanh lý tài sản, Quỹ tín dụng nhân dân không được thực hiện những hành vi sau đây:
(1) Cất giấu, tẩu tán tài sản của quỹ tín dụng nhân dân, hoàn trả vốn góp của thành viên.
(2) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ.
(3) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của quỹ tín dụng nhân dân.
(4) Cầm cố, thế chấp, tặng cho và cho thuê tài sản của quỹ tín dụng nhân dân.
(5) Ký kết thỏa thuận, hợp đồng mới trừ các thỏa thuận, hợp đồng nhằm thực hiện chấm dứt hoạt động.
(6) Chuyển tiền, tài sản của quỹ tín dụng nhân dân ra nước ngoài.
Quỹ tín dụng nhân dân không được thực hiện những hành vi nào trong quá trình thu hồi Giấy phép hoạt động và thanh lý tài sản của quỹ? (Hình từ Internet)
Quỹ tín dụng nhân dân hết thời hạn hoạt động thì có bị thu hồi Giấy phép hoạt động không?
Các trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động được quy định tại Điều 16 Thông tư 23/2018/TT-NHNN như sau:
Các trường hợp thu hồi Giấy phép
1. Quỹ tín dụng nhân dân tự nguyện xin giải thể khi có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép.
3. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép.
4. Quỹ tín dụng nhân dân vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động.
5. Quỹ tín dụng nhân dân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
6. Quỹ tín dụng nhân dân bị chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản.
7. Quỹ tín dụng nhân dân hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định, trường hợp quỹ tín dụng nhân dân hết thời hạn hoạt động mà không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận bằng văn bản thì bị thu hồi Giấy phép hoạt động.
Trường hợp quỹ tín dụng nhân dân phá sản thì cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động của quỹ?
Thẩm quyền ra quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 23/2018/TT-NHNN như sau:
Thu hồi Giấy phép trong trường hợp quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại, phá sản
1. Trường hợp quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại, trình tự thu hồi Giấy phép thực hiện theo quy định về tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân tại khoản 5 Điều 13, khoản 5 Điều 14 Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp quỹ tín dụng nhân dân phá sản, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thu hồi Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Như vậy, theo quy định, trường hợp quỹ tín dụng nhân dân phá sản thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thu hồi Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?