Quỹ tín dụng nhân dân không cho vay đối với hộ nghèo trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
- Quỹ tín dụng nhân dân không cho vay đối với hộ nghèo trong trường hợp nào?
- Quy định cụ thể về việc cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo được những nội dung nào?
- Quỹ tín dụng nhân dân có quyền yêu cầu hộ nghèo không phải thành viên cung cấp thông tin đời sống liên quan đến khoản vay trước khi cho vay không?
Quỹ tín dụng nhân dân không cho vay đối với hộ nghèo trong trường hợp nào?
Hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 37 Thông tư 04/2015/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 21 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN) như sau:
Hoạt động cho vay
1. Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân.
2. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên.
3. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên, có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng số tiền gửi do chính quỹ tín dụng nhân dân phát hành.
4. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay thành viên của hộ nghèo có đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp hộ nghèo không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp nhiều thành viên của hộ nghèo cùng vay vốn thì các thành viên của hộ nghèo cùng ký hoặc ủy quyền cho một thành viên của hộ nghèo đại diện ký thỏa thuận cho vay với quỹ tín dụng nhân dân. Hộ nghèo phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay các thành viên hộ nghèo thực hiện theo chế độ tín dụng hiện hành áp dụng đối với thành viên.
5. Cùng với ngân hàng hợp tác xã cho vay hợp vốn đối với thành viên của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Quỹ tín dụng nhân dân không cho vay đối với hộ nghèo trong trường hợp:
- Hộ nghèo xin vay vốn không có đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và không phải thành viên của Quỹ.
- Hộ nghèo chưa được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Đối với hộ nghèo đáp ứng được các điều kiện theo quy định nên trên thì khi vay vốn cần lưu ý: Trường hợp nhiều thành viên của hộ nghèo cùng vay vốn thì các thành viên của hộ nghèo cùng ký hoặc ủy quyền cho một thành viên của hộ nghèo đại diện ký thỏa thuận cho vay với quỹ tín dụng nhân dân.
Quỹ tín dụng nhân dân không cho vay đối với hộ nghèo trong trường hợp nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Quy định cụ thể về việc cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo được những nội dung nào?
Theo Điều 38 Thông tư 04/2015/TT-NHNN thì quy định cụ thể về việc cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân trong quy chế nội bộ của quỹ phải đảm bảo được những nội dung sau:
(1) Quy trình thẩm định, đánh giá nhu cầu, mục đích vay vốn của thành viên (phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống);
Tính khả thi của dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và khả năng hoàn trả vốn vay từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ; nhu cầu cần cải thiện đời sống;
Trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
(2) Quy trình xét duyệt cho vay và xét duyệt, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ);
(3) Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên;
(4) Quy trình giải ngân vốn vay phù hợp với tiến độ dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ;
(5) Quy trình kiểm soát, quản lý, giám sát để bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, đồng thời làm cơ sở thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;
(6) Quy định về tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật (nếu có), phương thức xác định giá trị của tài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản cho vay theo quy định của pháp luật;
(7) Lãi suất cho vay, mức cho vay.
Quỹ tín dụng nhân dân có quyền yêu cầu hộ nghèo không phải thành viên cung cấp thông tin đời sống liên quan đến khoản vay trước khi cho vay không?
Căn cứ Điều 40 Thông tư 04/2015/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 06/2017/TT-NHNN) quy định về quyền hạn của Quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Quyền của quỹ tín dụng nhân dân
1. Được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin.
2. Được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hỗ trợ các hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
3. Được Ngân hàng Hợp tác xã hỗ trợ trong việc thực hiện kiểm toán nội bộ khi có yêu cầu.
4. Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
5. Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống liên quan đến khoản vay.
6. Quyết định phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
7. Từ chối các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật.
8. Khiếu nại, khởi kiện tổ chức, cá nhân vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của quỹ tín dụng nhân dân.
9. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trước khi cho hộ nghèo không phải thành viên vay vốn thì Quỹ tín dụng nhân dân có quyền yêu cầu hộ nghèo cung cấp thông tin, tài liệu về đời sống liên quan đến khoản vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân thành lập sàn giao dịch bất động sản gửi hồ sơ đến đâu? Điều kiện hoạt động được quy định như thế nào?
- Mức thu phí khai thác thông tin lịch sử biến động của thửa đất theo hồ sơ đăng ký biến động là bao nhiêu?
- Cá nhân cho thuê thẻ thẩm định viên về giá trái với quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Việc thu thập thông tin trong hệ thống thanh toán quan trọng có được lấy từ chế độ báo cáo thống kê không?
- Hội nghị nhà chung cư của nhà chung cư có 01 chủ sở hữu gồm những thành phần nào theo quy định mới?