Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập với mục đích gì? Tên của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm những thành tố nào?
Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập với mục đích gì?
Căn cứ khoản 30 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
30. Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Tính chất và mục tiêu hoạt động
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống.
Theo đó, quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Như vậy, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập với mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như cải thiện đời sống đời sống của các thành viên.
Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập với mục đích gì? Tên của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm những thành tố nào? (Hình từ Internet)
Tên của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm những thành tố nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-NHNN thì tên của quỹ tín dụng nhân dân phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố theo thứ tự sau đây:
(1) Quỹ tín dụng nhân dân;
(2) Tên riêng phải được đặt phù hợp với quy định của pháp luật.
Tên quỹ tín dụng nhân dân phải được gắn tại trụ sở chính, các đơn vị phụ thuộc của quỹ tín dụng nhân dân.
Tên của quỹ tín dụng nhân dân phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu do quỹ tín dụng nhân dân phát hành.
Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân phải bao gồm những nội dung nào theo quy định?
Theo khoản 2 Điều 39 Luật các tổ chức tín dụng 2024, Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
(2) Nội dung hoạt động;
(3) Thời hạn hoạt động;
(4) Vốn điều lệ, phương thức góp vốn, tăng, giảm vốn điều lệ;
(5) Thể thức bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc);
(6) Người đại diện theo pháp luật;
(7) Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;
(8) Thể thức thông qua quyết định của tổ chức tín dụng; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
(9) Căn cứ, phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát;
(10) Các trường hợp, thủ tục giải thể;
(11) Thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
(12) Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc);
(13) Các trường hợp chấm dứt và thủ tục chấm dứt tư cách thành viên;
(14) Quyền, nghĩa vụ của thành viên;
(15) Thể thức tiến hành Đại hội thành viên và thông qua quyết định của Đại hội thành viên, cách thức bầu đại biểu tham dự và biểu quyết tại Đại hội thành viên trong trường hợp Đại hội thành viên tổ chức theo hình thức đại hội đại biểu;
(16) Nguyên tắc chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
(17) Quản lý tài chính, sử dụng và xử lý tài sản, vốn, quỹ và khoản lỗ.
Điều lệ, nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân phải gửi Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
Lưu ý: Tại Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:
(1) Quỹ tín dụng nhân dân nhận tiền gửi, cho vay bằng đồng Việt Nam.
(2) Quỹ tín dụng nhân dân cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó, trừ việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
(3) Các hoạt động kinh doanh khác của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:
- Nhận vốn ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân;
- Đại lý cung ứng dịch vụ thanh toán cho ngân hàng hợp tác xã đối với thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó;
- Vay, gửi tiền tại ngân hàng hợp tác xã; vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay, gửi tiền lẫn nhau;
- Tham gia góp vốn tại ngân hàng hợp tác xã;
- Mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, bảo quản tài sản;
- Đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Tư vấn cho thành viên về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ được thực hiện mỗi năm mấy lần?
- Biển báo cấm đi ngược chiều là gì? Hình ảnh biển báo cấm đi ngược chiều? Lỗi đi ngược chiều 2025 phạt bao nhiêu?
- Nghị định 177, Nghị định 178 năm 2024 PDF? Tải về Nghị định 177, Nghị định 178 năm 2024 PDF ở đâu?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài mới nhất theo Thông tư 56?
- Lỗi gắn gương xe máy không có tác dụng, gương trang trí 2025 bị phạt bao nhiêu? Gương xe máy đạt chuẩn?