Quỹ tín dụng nhân dân có thể cho vay đối với khách hàng là cá nhân không phải là thành viên của quỹ hay không?
Quỹ tín dụng nhân dân có thể cho vay đối với khách hàng là cá nhân không phải là thành viên của quỹ hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 21 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN về hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân cụ thể như sau:
"Điều 37. Hoạt động cho vay
1. Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân.
2. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên.
3. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên, có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng số tiền gửi do chính quỹ tín dụng nhân dân phát hành.
4. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay thành viên của hộ nghèo có đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp hộ nghèo không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp nhiều thành viên của hộ nghèo cùng vay vốn thì các thành viên của hộ nghèo cùng ký hoặc ủy quyền cho một thành viên của hộ nghèo đại diện ký thỏa thuận cho vay với quỹ tín dụng nhân dân. Hộ nghèo phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay các thành viên hộ nghèo thực hiện theo chế độ tín dụng hiện hành áp dụng đối với thành viên.
5. Cùng với ngân hàng hợp tác xã cho vay hợp vốn đối với thành viên của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật."
Có thể thấy, Quỹ tín dụng nhân dân được phép cho vay đối với khách hàng là cá nhân không phải là thành viên với điều kiện có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng số tiền gửi do chính quỹ tín dụng nhân dân phát hành.
Quỹ tín dụng nhân dân có thể cho vay đối với khách hàng là cá nhân không phải là thành viên của quỹ hay không?
Ủy ban nhân dân có vai trò gì trong quá trình thành lập Quỹ tín dụng nhân dân?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN, quá trình chấp thuận nguyên tắc việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân được quy định cụ thể như sau:
"1. Chấp thuận nguyên tắc việc thành lập:
a) Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16 Điều 11 Thông tư này và gửi bằng đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại điểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:
(i) Có văn bản gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân;
(ii) Có văn bản gửi ngân hàng hợp tác xã Việt Nam về danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân (nếu thấy cần thiết);
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính, ngân hàng hợp tác xã Việt Nam có văn bản tham gia ý kiến về các nội dung được đề nghị. Quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được ý kiến bằng văn bản của các đơn vị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác định đơn vị được lấy ý kiến không có ý kiến phản đối;
đ) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, ngân hàng hợp tác xã Việt Nam hoặc kể từ ngày hết thời hạn gửi lấy ý kiến mà không nhận được ý kiến tham gia, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị chấp thuận nguyên tắc thành lập quỹ tín dụng nhân dân và chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do.”
Theo đó, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm cho ý kiến về việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, ngân hàng hợp tác xã Việt Nam hoặc kể từ ngày hết thời hạn gửi lấy ý kiến mà không nhận được ý kiến tham gia, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị chấp thuận nguyên tắc thành lập quỹ tín dụng nhân dân và chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân.
Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy phép cho Quỹ tín dụng nhân dân không?
Thẩm quyền cấp giấy phép cho Quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-NHNN như sau:
"Điều 4. Thẩm quyền cấp Giấy phép
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở chính trên địa bàn."
Như vậy, thẩm quyền cấp giấy phép cho Quỹ tín dụng nhân dân thuộc về Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, không phải Ủy ban nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 175 quy định 10 biểu mẫu trong quy trình cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài? File tải về?
- Từ năm 2025, xử phạt hành vi chống đối CSGT thi hành công vụ lên đến 37.000.000 đồng? Quy tắc chung khi tham gia giao thông?
- Lỗi không mang giấy tờ xe 2025 phạt bao nhiêu? Giấy tờ xe bao gồm những gì? Bị trừ bao nhiêu điểm bằng lái?
- Khai trừ khỏi Đảng khi nào? Đảng viên bị khai trừ có được kết nạp lại không? Thời hiệu kỷ luật đảng viên bị khai trừ bao lâu?
- Cơ quan sau sáp nhập được bố trí cấp phó nhiều hơn quy định trong 5 năm theo Công văn 7968 đúng không?