Quỹ tín dụng nhân dân chỉ được sử dụng sổ tiết kiệm trắng để nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng khi nào?
- Quỹ tín dụng nhân dân chỉ được sử dụng sổ tiết kiệm trắng để nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng khi nào?
- Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng?
- Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng như thế nào?
Quỹ tín dụng nhân dân chỉ được sử dụng sổ tiết kiệm trắng để nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng khi nào?
Căn cứ theo Mục 6 Chương II Thông tư 04/2015/TT-NHNN, được bổ sung bởi khoản 20 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 36a. Sổ tiết kiệm trắng
1. Kể từ ngày 01/01/2020, các quỹ tín dụng nhân dân chỉ được sử dụng sổ tiết kiệm trắng theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã ban hành, cung cấp để nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng khi thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 36 Thông tư này.
2. Ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm:
a) Ban hành, công bố mẫu sổ tiết kiệm trắng trên phương tiện thông tin của ngân hàng hợp tác xã trước ngày 01/01/2020 và gửi đến Ngân hàng Nhà nước trước ngày 31/01/2020. Sổ tiết kiệm phải có yếu tố chống làm giả, số seri bảo đảm phục vụ cho yêu cầu thống kê, quản lý;
b) Đầu mối triển khai việc in, quản lý, cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho quỹ tín dụng nhân dân và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn trong quá trình quản lý, cung cấp sổ tiết kiệm trắng;
c) Ban hành quy định về việc cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện thống nhất đối với các quỹ tín dụng nhân dân. Quy định cung cấp sổ tiết kiệm trắng phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:
(i) Giá bán bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí in, vận chuyển sổ tiết kiệm trắng, không vì mục tiêu lợi nhuận và được công khai, minh bạch;
(ii) Quy trình đăng ký nhu cầu, cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho quỹ tín dụng nhân dân, bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ sổ tiết kiệm trắng theo đăng ký của quỹ tín dụng nhân dân và phục vụ cho việc giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
(iii) Quy định về việc nhập, xuất, bảo quản, kiểm kê, quản lý sổ tiết kiệm trắng theo quy định của pháp luật;
d) Trước ngày 10 hằng tháng hoặc khi có yêu cầu, báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về tình hình cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố của tháng trước liền kề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05a ban hành kèm theo Thông tư này để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện việc theo dõi, giám sát tình hình sử dụng sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
...
Theo quy định trên, kể từ ngày 01/01/2020, các quỹ tín dụng nhân dân chỉ được sử dụng sổ tiết kiệm trắng theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã ban hành, cung cấp để nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng khi thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 36 Thông tư 04/2015/TT-NHNN, cụ thể:
Huy động vốn
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam.
...
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2020, các quỹ tín dụng nhân dân chỉ được sử dụng sổ tiết kiệm trắng theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã ban hành, cung cấp để nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng khi nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam.
Sổ tiết kiệm trắng (Hình từ Internet)
Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng?
Căn cứ theo Mục 6 Chương II Thông tư 04/2015/TT-NHNN, được bổ sung bởi khoản 20 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 36a. Sổ tiết kiệm trắng
...
3. Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm:
a) Ban hành quy định nội bộ về quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ngay sau khi ban hành. Quy định nội bộ về quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng tối thiểu phải có các nội dung sau đây:
(i) Quy trình cụ thể về đăng ký mua, quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng, đảm bảo quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng sổ tiết kiệm trắng trong quá trình lưu giữ, giao nhận, bàn giao, bảo quản, vận chuyển, quản lý, sử dụng; về kiểm kê, đối chiếu hằng tháng; về xử lý sổ tiết kiệm trắng bị mất, bị hỏng, sổ tiết kiệm trắng phải được quản lý chặt chẽ như giấy tờ có giá và chỉ được lưu giữ tại trụ sở của quỹ tín dụng nhân dân;
(ii) Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (Phó giám đốc), Ban kiểm soát và các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng; kiểm tra, đối chiếu sổ tiết kiệm trắng và xử lý số tiết kiệm trắng bị mất, bị hỏng;
(iii) Quy trình xử lý trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng và làm mất sổ tiết kiệm trắng. Ngay sau khi nhận sổ tiết kiệm trắng từ ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải thực hiện đóng dấu giáp lai giữa phần thẻ gửi khách hàng và thẻ lưu lên tất cả các số tiết kiệm trắng hoặc vào phần sổ tiết kiệm trắng;
b) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngân hàng hợp tác xã ngay khi phát hiện mất sổ tiết kiệm trắng để có biện pháp xử lý, đồng thời niêm yết danh sách số tiết kiệm trắng bị mất (số seri) tại trụ sở chính, phòng giao dịch, trụ sở Ủy ban nhân dân thuộc địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân ngay khi phát hiện mất sổ tiết kiệm trắng;
c) Công khai mẫu sổ tiết kiệm trắng do ngân hàng hợp tác xã ban hành, cung cấp tại trụ sở chính, phòng giao dịch và trên các phương tiện truyền thông của xã, phường; tạo điều kiện để khách hàng đã gửi tiết kiệm tại quỹ tín dụng nhân dân đối chiếu với mẫu sổ tiết kiệm trắng và thực hiện đổi sổ tiết kiệm theo mẫu mới khi khách hàng có yêu cầu;
d) Trước ngày 10 hằng tháng hoặc khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng sổ tiết kiệm trắng của tháng trước liền kề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05a ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
...
Theo đó, trong việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng, Quỹ tín dụng nhân dân có các trách nhiệm được quy định cụ thể trên.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng như thế nào?
Cũng theo Mục 6 Chương II Thông tư 04/2015/TT-NHNN, được bổ sung bởi khoản 20 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 36a. Sổ tiết kiệm trắng
...
4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm:
a) Tổ chức thanh tra, giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Thông báo đến các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn về sổ tiết kiệm trắng bị mất ngay khi nhận được báo cáo của quỹ tín dụng nhân dân;
c) Định kỳ hằng quý, trước ngày 20 tháng đầu tiên quý tiếp theo, tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn và thực hiện đối chiếu với báo cáo của ngân hàng hợp tác xã;
d) Tiếp nhận quy định nội bộ về quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụng nhân dân. Yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ trong trường hợp không đảm bảo các quy định của pháp luật.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụng nhân dân; Đồng thời, có các trách nhiệm được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?