Quỹ tín dụng nhân dân bắt buộc có kiểm toán nội bộ không? Giới hạn cấp tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân là bao nhiêu?
Quỹ tín dụng nhân dân bắt buộc có kiểm toán nội bộ không?
Việc Quỹ tín dụng nhân dân bắt buộc có kiểm toán nội bộ không, theo quy định tại Điều 75 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân bao gồm Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
2. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, am hiểu về hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải thuộc danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến việc bầu, bổ nhiệm các chức danh quy định tại khoản này.
3. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải có kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định trên, quỹ tín dụng nhân dân phải có kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Quỹ tín dụng nhân dân (Hình từ Internet)
Giới hạn cấp tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân là bao nhiêu?
Quỹ tín dụng nhân dân có giới hạn cấp tín dụng được quy định tại Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 như sau:
Giới hạn cấp tín dụng
1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
3. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.
4. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.
5. Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.
6. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.
Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
8. Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều này không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân.
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân.
Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng nêu trên thì tổ chức tín dụng được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn trên đối với từng trường hợp cụ thể.
Tổng giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 31/2012/TT-NHNN, Điều 5 Thông tư 17/2018/TT-NHNN thì Tổng giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
+ Có thời gian giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành tại tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng từ 03 (ba) năm trở lên.
+ Có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật.
+ Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
+ Không phải là đối tượng được quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật các tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?