Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo nhằm mục đích như thế nào? Nguyên tắc quảng cáo như thế nào?
Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo nhằm mục đích như thế nào?
Theo Điều 1 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 quy định như sau:
Mục đích
Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo nhằm mục đích:
1. Tăng cường tính chủ động, tự giác tuân thủ pháp luật trong hoạt động quảng cáo; thúc đẩy tinh thần quảng cáo có trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa sự phát triển kinh tế và việc nâng cao các giá trị đạo đức, văn hóa Việt Nam; cân bằng lợi ích của các doanh nghiệp tham gia hoạt động quảng cáo với lợi ích chung của xã hội và lợi ích của người tiêu dùng.
3. Định hướng cho hoạt động quảng cáo Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quảng cáo quốc tế, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập và phát triển, hiệu quả.
4. Tạo công cụ hỗ trợ cho việc thực thi Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn, khuyến khích vai trò của mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo trong việc xây dựng, phát triển hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ trên quy định Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo nhằm mục đích:
- Tăng cường tính chủ động, tự giác tuân thủ pháp luật trong hoạt động quảng cáo; thúc đẩy tinh thần quảng cáo có trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa sự phát triển kinh tế và việc nâng cao các giá trị đạo đức, văn hóa Việt Nam; cân bằng lợi ích của các doanh nghiệp tham gia hoạt động quảng cáo với lợi ích chung của xã hội và lợi ích của người tiêu dùng.
- Định hướng cho hoạt động quảng cáo Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quảng cáo quốc tế, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập và phát triển, hiệu quả.
- Tạo công cụ hỗ trợ cho việc thực thi Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn, khuyến khích vai trò của mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo trong việc xây dựng, phát triển hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam.
Hoạt động quảng cáo phải đảm bảo tính hợp pháp, trung thực, chính xác như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 quy định như sau:
Nguyên tắc quảng cáo
1. Hoạt động quảng cáo phải đảm bảo tính hợp pháp, trung thực, chính xác, cụ thể như sau:
a) Tính hợp pháp: Không quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo; không vi phạm các điều cấm trong hoạt động quảng cáo.
b) Tính trung thực: Quảng cáo không lạm dụng lòng tin của người tiêu dùng hoặc lợi dụng sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm của người tiêu dùng. Những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng phải được truyền đạt khách quan tạo điều kiện cho người tiêu dùng cân nhắc về quyết định của mình;
c) Tính chính xác: Các mô tả, các tuyên bố và so sánh liên quan đến thực tế đối với sản phẩm được quảng cáo phải bảo đảm được xác định một cách khách quan và phải có bằng chứng xuất trình trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
...
Như vậy, hoạt động quảng cáo phải đảm bảo tính hợp pháp, trung thực, chính xác, cụ thể như sau:
- Tính hợp pháp: Không quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo; không vi phạm các điều cấm trong hoạt động quảng cáo.
- Tính trung thực: Quảng cáo không lạm dụng lòng tin của người tiêu dùng hoặc lợi dụng sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm của người tiêu dùng.
Những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng phải được truyền đạt khách quan tạo điều kiện cho người tiêu dùng cân nhắc về quyết định của mình;
- Tính chính xác: Các mô tả, các tuyên bố và so sánh liên quan đến thực tế đối với sản phẩm được quảng cáo phải bảo đảm được xác định một cách khách quan và phải có bằng chứng xuất trình trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo nhằm mục đích như thế nào? Nguyên tắc quảng cáo như thế nào? (Hình từ internet)
Hoạt động quảng cáo phải đảm bảo không có các nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 quy định hoạt động quảng cáo phải thể hiện trách nhiệm xã hội và phù hợp đạo đức, văn hóa Việt Nam, cụ thể như sau:
- Quảng cáo phải tôn trọng nhân phẩm và không khuyến khích, khêu gợi, ủng hộ hoặc dung túng đối với bất kỳ một hình thức phân biệt đối xử nào, bao gồm đối với chủng tộc, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, sự khuyết tật, hoặc xu hướng tính dục;
- Quảng cáo không có các nội dung giễu cợt, trêu đùa với nỗi sợ hãi hoặc khai thác nỗi bất hạnh, đau khổ của con người;
- Quảng cáo không gợi ý hay khuyến khích xu hướng đối kháng để giải quyết các mâu thuẫn hay khác biệt trong xã hội;
- Quảng cáo không có nội dung khuyến khích, khêu gợi, ủng hộ, dung túng các hành vi bạo lực, phi pháp hoặc chống phá Nhà nước, xã hội;
- Quảng cáo không chứa đựng nội dung phản cảm, khiêu dâm, dung tục, truỵ lạc, xúc phạm đến giá trị đạo đức, văn hóa của người Việt Nam;
- Quảng cáo không có nội dung làm giảm sự phê phán của người xem đối với hành vi tội phạm, bạo lực và các hành động sai phạm khác;
- Quảng cáo không sử dụng các nội dung mang tính khuyến khích, ủng hộ hoặc dung túng các hành vi gây hại cho môi trường và cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình hết tuổi thọ thiết kế có thực hiện kiểm định xây dựng không? Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách nào?
- Tiêu chuẩn cụ thể của Trợ lý Tổng Bí thư? Nguyên tắc tuyển chọn, sử dụng trợ lý Tổng Bí thư? Tuổi bổ nhiệm, tuổi công tác của trợ lý Tổng Bí thư?
- Mẫu đơn đề nghị học sát hạch để cấp giấy phép lái xe 2025 theo Thông tư 35/2024 như thế nào?
- Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng do cơ quan nào chủ trì tổ chức? Chi phí tổ chức giám định do ai chi trả?
- Tích tụ đất nông nghiệp có phải phù hợp với đặc điểm về đất đai? Nhà nước có chính sách gì khi thực hiện tích tụ đất nông nghiệp?