Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có chức năng là gì? Đối tượng nào được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia?
- Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có chức năng là gì?
- Đối tượng nào được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia?
- Đăng ký tài trợ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia cần đáp ứng các yêu cầu gì?
- Nguồn vốn tài trợ cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được lấy đâu?
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có chức năng là gì?
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có chức năng là gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển ban hành kèm theo Nghị định 23/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Chức năng của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (sau đây gọi tắt là Quỹ) hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
Tên giao dịch quốc tế của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia là National Foundation for Science and Technology Development, viết tắt là NAFOSTED.
Theo đó, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
Tên giao dịch quốc tế của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia là National Foundation for Science and Technology Development, viết tắt là NAFOSTED.
Ngoài ra, theo Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển ban hành kèm theo Nghị định 23/2014/NĐ-CP quy định Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước. Quỹ có trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội, văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác.
Đối tượng nào được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia?
Theo khoản 1 Điều 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển ban hành kèm theo Nghị định 23/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ, cấp kinh phí của Quỹ
1. Đối tượng tài trợ: Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân đề xuất, bao gồm:
a) Nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản;
b) Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng;
c) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn, nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng.
....
Theo đó, căn cứ quy định trên thì những đối tượng sau đây được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ:
Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân đề xuất, bao gồm:
- Nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản;
- Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng;
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn, nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng.
Đăng ký tài trợ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia cần đáp ứng các yêu cầu gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển ban hành kèm theo Nghị định 23/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện đăng ký tài trợ, vay vốn, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ của Quỹ
1. Tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải có đủ năng lực chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với từng loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Tổ chức, cá nhân đề xuất vay vốn, bảo lãnh vốn vay phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân đăng ký hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ phải có chuyên môn phù hợp loại hình đề nghị hỗ trợ.
Theo đó, tổ chức, cá nhân đăng ký tài trợ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia phải có đủ năng lực chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với từng loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Nguồn vốn tài trợ cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được lấy đâu?
Theo Điều 12 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển ban hành kèm theo Nghị định 23/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 19/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Ngân sách hoạt động của Quỹ
1. Nguồn ngân sách nhà nước:
a) Kinh phí tài trợ, hỗ trợ và chi hoạt động quản lý của Quỹ được bố trí từ chi sự nghiệp khoa học và công nghệ.
Kinh phí tài trợ, hỗ trợ được cân đối hằng năm ít nhất 500 tỷ đồng được Bộ Tài chính cấp bằng lệnh chi tiền vào tài khoản tiền gửi của Quỹ tại Kho bạc Nhà nước theo kế hoạch tài chính được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt. Kinh phí chi hoạt động quản lý của Quỹ được Bộ Khoa học và Công nghệ giao dự toán hằng năm theo mức độ tự chủ tài chính của Quỹ;
b) Kinh phí cấp thông qua Quỹ cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ giao;
c) Vốn do Thủ tướng Chính phủ giao để thực hiện cho vay ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống; bảo lãnh vốn vay cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyên biệt.
2. Các nguồn ngoài ngân sách nhà nước:
a) Thu từ kết quả hoạt động của Quỹ: Các khoản lãi cho vay, phí bảo lãnh vốn vay, lãi tiền gửi và các khoản thu khác;
b) Các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Đóng góp từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước và đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật;
d) Các nguồn hợp pháp khác;
đ) Các nguồn ngoài ngân sách nhà nước chuyển vào tài khoản của Quỹ tại các ngân hàng thương mại. Quỹ thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn thu đúng mục đích, đối tượng, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, nguồn vốn tài trợ cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được được lấy từ những nguồn sau đây:
(1) Nguồn ngân sách nhà nước:
- Kinh phí tài trợ, hỗ trợ và chi hoạt động quản lý của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được bố trí từ chi sự nghiệp khoa học và công nghệ.
Kinh phí tài trợ, hỗ trợ được cân đối hằng năm ít nhất 500 tỷ đồng được Bộ Tài chính cấp bằng lệnh chi tiền vào tài khoản tiền gửi của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tại Kho bạc Nhà nước theo kế hoạch tài chính được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.
Kinh phí chi hoạt động quản lý của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được Bộ Khoa học và Công nghệ giao dự toán hằng năm theo mức độ tự chủ tài chính của Quỹ;
- Kinh phí cấp thông qua Quỹ cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ giao;
- Vốn do Thủ tướng Chính phủ giao để thực hiện cho vay ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống; bảo lãnh vốn vay cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyên biệt.
(2) Các nguồn ngoài ngân sách nhà nước:
- Thu từ kết quả hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia: Các khoản lãi cho vay, phí bảo lãnh vốn vay, lãi tiền gửi và các khoản thu khác;
- Các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Đóng góp từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước và đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn hợp pháp khác;
- Các nguồn ngoài ngân sách nhà nước chuyển vào tài khoản của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tại các ngân hàng thương mại.
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn thu đúng mục đích, đối tượng, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?