Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được lập theo nguyên tắc nào? Việc lập quy hoạch dựa trên căn cứ nào?
Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được lập theo nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Đê điều 2006, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về nguyên tắc lập quy hoạch như sau:
Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
1. Việc lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi;
b) Bảo đảm thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử đã xảy ra của tuyến sông;
c) Bảo đảm tính phù hợp với từng vùng, miền trong cả nước và tính kế thừa của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
...
Theo đó, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được lập theo nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 8 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp với từng vùng, miền trong cả nước và tính kế thừa của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được lập theo nguyên tắc nào? Việc lập quy hoạch dựa trên căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Việc lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê dựa trên căn cứ nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Đê điều 2006, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về căn cứ lập quy hoạch như sau:
Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
...
2. Căn cứ lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê bao gồm:
a) Dự báo lũ dài hạn;
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
c) Hiện trạng hệ thống đê điều;
d) Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi và các quy hoạch khác có liên quan.
Theo đó, việc lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê dựa trên căn cứ được quy định tại khoản 2 Điều 8 nêu trên.
Trong đó có dựa trên căn cứ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi và các quy hoạch khác có liên quan.
Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê gồm những nội dung nào?
Theo Điều 9 Luật Đê điều 2006, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê như sau:
Nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được lập cho các hệ thống sông liên tỉnh, có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Xác định phương hướng, mục tiêu và quy chuẩn kỹ thuật về phòng, chống lũ của hệ thống sông để lập và thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;
2. Xác định lũ thiết kế của tuyến sông gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế;
3. Xác định các giải pháp kỹ thuật của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê bao gồm:
a) Xây dựng hồ chứa nước thượng lưu;
b) Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng cây chắn sóng bảo vệ đê;
c) Xây dựng, tu bổ đê điều;
d) Xác định các vùng phân lũ, làm chậm lũ, khả năng phân lũ vào các sông khác;
đ) Làm thông thoáng dòng chảy;
e) Tổ chức quản lý và hộ đê;
4. Dự kiến tác động đến môi trường của việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường;
5. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
Như vậy, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê gồm những nội dung được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Trong đó có nội dung xác định phương hướng, mục tiêu và quy chuẩn kỹ thuật về phòng, chống lũ của hệ thống sông để lập và thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?