Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng được hình thành từ nguồn vốn nào? Phạm vi hoạt động của Quỹ được quy định thế nào?
Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng được hình thành từ nguồn vốn nào?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định 05/QĐ-BNV năm 2019 về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ xã hội, hoạt động không vì lợi nhuận, được thành lập nhằm mục đích thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ, tài trợ, khuyến khích phát triển sinh kế, cải thiện, nâng cao điều kiện, mức sống, thu nhập, xóa đói giảm nghèo và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, nhất là các hộ gia đình nghèo, gia đình khó khăn tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, những vùng đặc biệt khó khăn và góp phần thúc đẩy chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.
2. Quỹ được hình thành từ nguồn vốn đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và tự tạo vốn trên cơ sở vận động, tiếp nhận tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động hỗ trợ theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
Theo đó, Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng được hình thành từ nguồn vốn đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và tự tạo vốn trên cơ sở vận động, tiếp nhận tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật.
Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng (Hình từ Internet)
Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định 05/QĐ-BNV năm 2019 quy định về nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý như sau:
Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc:
a) Không vì lợi nhuận;
b) Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;
c) Công khai, minh bạch về thu, chi, quản lý và sử dụng tài sản, tài chính của Quỹ;
d) Theo Điều lệ của Quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động;
đ) Không phân chia tài sản của Quỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.
2. Quỹ có phạm vi hoạt động trên cả nước.
3. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng (bao gồm tài khoản Việt Nam đồng và tài khoản ngoại tệ).
Theo quy định trên, Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng có phạm vi hoạt động trên cả nước.
Nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng là gì?
Theo Điều 5 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định 05/QĐ-BNV năm 2019 quy định về chức năng, nhiệm vụ như sau:
Chức năng, nhiệm vụ
1. Sử dụng nguồn vốn đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và các nguồn vốn thu được do tiếp nhận, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp cho Quỹ để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tài trợ, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người nghèo, khó khăn là công dân Việt Nam phát triển kinh tế trên nền tảng ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất phục vụ đời sống phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
2. Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án tài trợ, hỗ trợ về vốn, vật tư, trang thiết bị, tư vấn, phát triển doanh nghiệp nhỏ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, kết nối hợp tác, mở rộng quy mô, thị trường. Thực hiện các chương trình, hội nghị, hội thảo, diễn đàn bảo trợ nhằm khuyến khích các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, người nghèo, thu nhập thấp khởi nghiệp phát triển kinh tế dựa vào ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm, hàng hóa có chất lượng và nhân rộng các mô hình doanh nghiệp nhỏ có hiệu quả theo hướng đa dạng phục vụ đời sống và có khả năng cạnh tranh, xuất khẩu, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển hội nhập với các nước trên thế giới.
3. Tiếp nhận và quản lý tài sản, các khoản tài trợ, viện trợ, hiến tặng theo ủy quyền, ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tài trợ theo hợp đồng.
4. Vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ cho Quỹ. Tiếp nhận các nguồn viện trợ, tài trợ hợp pháp về tài chính, tài sản của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và thực hiện các hoạt động tài trợ, hỗ trợ theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ, đúng hợp đồng, địa chỉ ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ tổ chức, công dân, nông dân, hộ gia đình nghèo, thu nhập thấp... phát triển sinh kế, đổi mới, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao mức sống, thu nhập cho người dân và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
6. Nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp đánh giá nguyện vọng của hộ gia đình, người dân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ khắp mọi miền đất nước để xác định và lựa chọn hình thức hỗ trợ, tài trợ, tư vấn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng kinh tế cao phù hợp với năng lực, sở trường, thế mạnh và đặc thù địa phương nhằm phát huy hiệu quả hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ.
7. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ tổ chức, công dân có phương án, nguyện vọng lập doanh nghiệp, khởi nghiệp phát triển kinh tế có ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, phục vụ đời sống theo đúng quy định của pháp luật và công khai, minh bạch, đúng đối tượng, địa chỉ, định mức theo sự ủy quyền của cá nhân, tổ chức phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
8. Tìm kiếm, lựa chọn các giải pháp công nghệ, các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ có ứng dụng vào thực tiễn và nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng công nghệ được Quỹ lựa chọn nhằm tạo ra các dự án hỗ trợ có hiệu quả.
9. Hỗ trợ xây dựng các chương trình quảng bá, làm lan tỏa và thu hút sự gia của nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp khởi nghiệp, từ đó thúc đẩy sự phát triển dự án khởi nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?